Tản mạn: Binh pháp Tôn Tử và khởi nghiệp (phần 3)
Bài 3: Tướng và Pháp
4. Tướng
Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.
Về con người thì quá nhiều tài liệu đã nói rồi. Điều này miễn bàn. Ở đây, khi các bạn khởi nghiệp, nhiều khi mang tiếng là cty riêng, nhưng chỉ có một mình bạn làm tất cả mọi việc. Từ đi giao hàng, đóng gói, bốc vác, hay ký đóng dấu hợp đồng, tất cả là một mình bạn, thì Tướng Soái ở đây có thể hiểu là các công cụ công nghệ hỗ trợ.
- Online: Website, Facebook, Twitter… dùng công cụ nào cũng được, nhưng phải tốt. Không à uôm dùng website miễn phí, phần mềm hack (cái này khó này). Đây là bộ mặt của cty, ko có thì thôi, có thì phải thật tốt.
- Offline: Xe giao hàng, xe gì cũng được, nhưng phải tốt, phải có năng lực chinh chiến
- Bản thân bạn cũng cần rèn luyện để thành vị tướng tốt. Cần tài trí, uy tín, nhân ái, can đảm và sự chính trực. Cái này biết thế thôi, rèn luyện từ từ, ko vội được
5. Pháp
Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý
Cái này quan trọng lắm, mà quá nhiều người bỏ qua, xuề xoà cho qua chuyện.
Pháp ở đây có thể hiểu là các nguyên tắc, văn hoá công ty. Dù công ty có hàng ngàn người, hay chỉ có 1 người, thì những nguyên tắc và văn hoá công ty cần được bộc lộ, càng rõ ràng càng tốt.
Vấn đề này cần mạch lạc và xuyên suốt quá trình phát triển của công ty. Khi tiếp xúc với khách hàng, đối tác hay bất kỳ ai khác, người đối diện cần phải cảm nhận được các lợi ích từ nguyên tắc và văn hoá của cty bạn.
Ví dụ: Bạn mở quán cafe với tiêu chí: Sạch. Mọi ngóc ngách ở quán cafe của bạn cần “sạch”: Sàn sạch, bàn ghế sạch, cốc chén đĩa sạch, trần nhà sạch, quạt sạch, nhân viên quán cũng phải có mặt mũi chân tay sạch sẽ, quần áo sạch, đồ ăn đồ uống tất nhiên phải sạch, màu sắc sạch, khách gửi xe vào quán được lau sạch gương, đèn, biển số, bước chân vào quán có máy đánh sạch giày ngay cạnh cửa… nhân viên ăn nói cũng phải “sạch”, vân vân…
Tất nhiên, thông điệp mà bạn mang đến cho khách hàng là “sạch”. Và khách hàng đến với quán cafe của bạn với niềm tin rằng quán cafe này “sạch”, chứ ko phải kì vọng một quán cafe có đồ ăn cực ngon, chỗ ngồi hoành tráng, âm nhạc sành điệu…
Tôi ko nói là không nên làm đồ ăn nó ngon. Ngon là tốt, nhưng “sạch” phải là tiêu chí hàng đầu, phải là thông điệp mạnh nhất gửi tới khách hàng, để cài vào tiềm thức của khách về một quán cafe “sạch”.
Khi đã làm được điều này, bạn phải duy trì nó ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, để tiêu chí “sạch” không chỉ là thói quen cố hữu của nhân viên, mà còn trở thành văn hoá tiêu dùng của khách hàng. (những khách hàng ưa sạch sẽ đến với bạn, còn những khách hàng luộm thuộm, bẩn thỉu sẽ không muốn đến).
Điều này, về lâu dài còn mang lại hiệu quả là “chọn lọc đồng minh”: Những khách hàng phù hợp sẽ đến với bạn.
Chú ý: Nói thì dễ, làm thì cực khó. Phần lớn các bạn trẻ khởi nghiệp với quá nhiều tiêu chí, nào thì sạch, nào thì đẹp, nào thì ngon, nào thì nhanh, nào thì vui, nào thì sáng tạo… nhưng chẳng có tiêu chí nào rõ rệt và xuyên suốt cả, như thế là thiếu “pháp”.
Cấp Cứu