Mọi người khởi nghiệp đều mong muốn tạo lập nên những công ty tầm cỡ như Airbnb, SpaceX hoặc Uber. Ánh hào quang của những startup tỷ đô này đã thôi thúc vô số các nhà sáng lập theo đuổi giấc mơ xây dựng nên công ty khởi nghiệp có giá trị lớn.

Thế nhưng, rất ít người có thể trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: “Startup được định giá như thế nào?”

Việc định giá một công ty cổ phần đại chúng đã có công thức. Vốn hóa thị trường được tính là số lượng cổ phần nhân với giá trị cổ phần ở thời điểm hiện tại. Bản thân giá trị cổ phần sẽ phụ thuộc vào tiềm lực của công ty và các ảnh hưởng của thị trường, vậy nên giá trị này hiếm khi sai.

Tuy nhiên, giá trị của một startup (thời điểm ban đầu hiếm khi đạt được lợi nhuận) lại chẳng hề dễ dàng để xác định. Người ta chỉ có thể áng chừng được giá trị của một startup.

Thông thường, giá trị đánh giá của những startup thường vượt quá giá trị thực của họ. Trên thực tế, lại chẳng có bất cứ công thức cụ thể nào mà bạn có thể dùng tới. Chẳng hạn như các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ bắt đầu với số tiền họ muốn có được rồi sau đó mới tính tiếp tới lợi tức đầu tư, số tiền đầu tư, số phần trăm cổ phần.

Các nhà đầu tư có thể thương lượng với nhà sáng lập về những nhân tố này để xác định một yếu tố được gọi là giá trị trước đầu tư. Đây mới chỉ là một trong rất nhiều các phương pháp để xác định giá trị trước đầu tư của một startup.

Điều này lại dẫn tới câu hỏi tiếp theo dành cho các nhà sáng lập: “Giá trị trước đầu tư là gì và tại sao tôi cần phải lưu tâm đến nó?”

Về căn bản, giá trị trước đầu tư chính là cách bạn định giá doanh nghiệp của mình như thế nào. Bạn sẽ phải cung cấp giá trị đầu tư trước giá cho những nhà đầu tư mạo hiểm tiềm năng hoặc các nguồn vốn khác để nhận được tiền đầu tư cho doanh nghiệp của mình.

Giá trị trước đầu tư càng cao và chính xác thì khả năng thu hút vốn của startup càng cao. Tuy nhiên thật không may, theo như một nghiên cứu của tạp chí BC Insights, cơ hội để giá trị của một startup có thể chạm mức tỷ đô là thấp hơn 1%.

Mặc dù vậy, ngay cả khi startup của bạn không thể trở thành startup tỷ đô, thì cũng chẳng có gì có thể ngăn cản bạn nhận được sự đánh giá cao từ những nhà đầu tư. Tất cả những gì bạn cần làm là ghi nhớ trong đầu bảy nhân tố sau đây trước khi bạn tiếp cận một nhà đầu tư tiềm năng nào đó.

1. Những khách hàng trả tiền để sử dụng sản phẩm

Mọi khách hàng đều thích được sử dụng các dịch vụ miễn phí, chẳng hạn như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội hoặc ứng dụng hẹn hò. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại chẳng hề hứng thú với những món quà biếu tặng miễn phí. Trên thực tế chẳng hề có startup nào nằm trong top 5 startup thành công nhất Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ miễn phí. Mỗi startup này đều sở hữu những khách trả tiền để sử dụng dịch vụ.

Pinterest, là mạng xã hội dùng miễn phí, đứng vị trí thứ bảy trong danh sách những startup thành công nhất Hoa Kỳ, nhưng nó lại có mô hình thu phí độc đáo và rõ ràng. Mặc dù, những người dùng Pinterest sẽ được miễn phí khi sử dụng, thế nhưng vẫn có khách hàng trả tiền để quảng cáo sản phẩm của họ trên Pinterest, nhờ đó mô hình doanh thu bền vững sẽ được đảm bảo.

Dù ý tưởng của bạn có tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa, bạn vẫn cần tới những khách hàng sẵn sàng trả phí để sử dụng sản phẩm của bạn. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

2. Định hướng: Bạn đang đi đâu và nhanh đến mức nào?

Bạn đã thành lập startup của mình bao lâu rồi? Công ty của bạn phát triển mạnh đến đâu? Định hướng phát triển của công ty trong 12 đến 24 tháng tới là gì?

Đây đều là những nghi vấn mà các nhà đầu tư sẽ đặt ra khi định giá một startup. Một ứng cử viên sáng giá trong mắt các nhà đầu tư phải là một startup có tốc độ phát triển nhanh trong giai đoạn mới thành lập và có tương lai phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai.

Đã có những startup đạt được giá trị tỷ đô với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Startup Bird của Scooter đã được giá trị tỷ đô chỉ sau 1,25 năm thành lập. Giá trị của startup này tăng rõ rệt theo từng tháng. Được định giá 400 triệu USD vào 03/2018, giá trị của Bird đã tăng gấp ba lần trong ba tháng sau đó.

Hoàng Kim Dung (Theo Entrepreneur)