Doanh nhân tỷ phú của Virgin.com, ngài Richard Branson nói: “Nghệ thuật kể chuyện có thể được sử dụng để thúc đẩy sự thay đổi. Ngày nay, nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công, bạn phải là một người biết kể chuyện.”

Branson nói đúng. Trong mười năm qua, các nhà thần kinh học đã hiểu nhiều hơn về cách bộ não xử lý thông tin hơn những gì chúng ta từng biết xuyên suốt cả nền văn minh. Có một sự nhất trí rằng là bộ não được mắc xích bởi câu chuyện.

Chúng ta tư duy kể chuyện, chúng ta phát triển các câu chuyện về bản thân và thế giới xung quanh, và chúng ta say sưa tiêu thụ thông tin dưới hình thức kể chuyện.

Đầu năm nay, trang Virgin.com dành toàn bộ tháng để kể chuyện, một trong những chủ đề ưa thích của Branson. Branson viết:

“Tôi luôn thích những câu chuyện, kể từ khi bắt đầu kinh doanh với Student Magazine, tôi đã bị mê hoặc bởi sự giao thoa giữa kể chuyện và kinh doanh. Các nhà kinh doanh tạo ra sự khác biệt, quả thực, là những người kể chuyện chuyên nghiệp.”

Câu chuyện thu hút mọi người đến với sản phẩm

Branson nói rằng câu chuyện của Virgin – thăng trầm, những cơ hội và thách thức – là điều thu hút mọi người đến các sản phẩm và dịch vụ của họ, cũng như thu hút nhân viên tham gia vào gia đình Virgin. “Chúng tôi sẽ không là gì nếu không có câu chuyện của chính mình.”

Branson nói rằng bây giờ bạn dễ dàng trở thành một nhà doanh nhân tự thân hay nhà lãnh đạo thương hiệu hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử.

Ông nói: “Nhờ nền tảng công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội, có rất nhiều cách để kết nối với mọi người.

Tôi đã từng dựa vào việc tạo ra sự chú ý đông đảo và các trang bìa để khởi động doanh nghiệp và các chương trình quảng cáo của chúng tôi. Bây giờ, mặc dù báo chí vẫn còn quan trọng, có vô số các phương pháp khác để tiếp cận khách hàng tiềm năng.”

Kể chuyện, Branson chia sẻ, là một cách tuyệt vời để thắng thế, phân biệt thương hiệu của bạn, và cho ra những ý tưởng mới.

“Đó là một trong những lý do mà tôi viết blog rất nhiều. Những câu chuyện có thể cũ như chuyện kể quanh lửa trại, và trẻ trung như một câu tweet.

Bất kể phương tiện – cá nhân, trên phương tiện truyền thông xã hội, các mẫu thư cũ, qua điện thoại hoặc qua email – không có gì có hiệu quả và ảnh hưởng nhiều hơn việc kể chuyện” Branson đã chỉ ra trong một bài viết tự sự của mình trên Virgin.com.

Những người kể chuyện của tập đoàn Nike

Mỗi công ty cần một nhân viên kể chuyện chính. Tại Nike, câu chuyện về phát minh của huấn luyện viên điền kinh vùng Oregon Bill Bowerman về chiếc đế hình bánh quế (waffle) là huyền thoại. Nó không nổi tiếng vào năm 1980 khi Nike ra mắt công chúng.

Người sáng lập Nike, Phil Knight, cùng với một nhóm các nhà quản lý đến New York có một buổi nói chuyện “chém gió thành bão” để các lãnh đạo công ty thuyết phục nhà đầu tư rằng tầm nhìn và thương hiệu của họ đáng được hậu thuẫn.

Trong cuốn sách của mình, Shoe Dog, Knight nói rằng ông đã kết thúc bài thuyết trình với câu chuyện về Bowerman, vào một buổi sáng chủ nhật, ông nhìn qua chiếc bánh quế được nung trên bếp và nghĩ rằng cấu trúc lưới sẽ khiến giày bám chặt trên đường chạy hơn.

Bowerman đổ cao su vào sắt và làm hư một vài thiết bị trong thí nghiệm của mình. Knight đã kể câu chuyện như một phép ẩn dụ cho sự đổi mới.

Knight hồi tưởng trong cuốn tự truyện của mình: “Tôi đã nói chuyện về bộ não, sự dũng cảm và khung cấu trúc hình bánh quế ma thuật của ông ấy. Câu chuyện có một điểm.

Tôi muốn cho những người New York biết rằng dân vùng Oregon chúng tôi không thể bị xem nhẹ.”

Ngày nay, khuôn viên Nike là lịch sử, “một biểu hiện sống của cảm xúc… lòng biết ơn.” Tòa nhà và đường phố được đặt tên theo “những người sáng lập của Nike”.

Các nhà quản lý cấp cao được chỉ định là những người kể chuyện của công ty. Họ kể câu chuyện về Phil Knight bán giày chạy bộ được chất trong cốp xe của chiếc Plymouth Valiant.

Họ kể câu chuyện về khung bánh quế ma thuật. Họ kể câu chuyện của Steve Prefontaine, người chạy bộ huyền thoại của Oregon, người đã chết trong một tai nạn xe hơi và người mà Knight nói đến với sự sùng bái.

Tại Nike, những người anh hùng của quá khứ truyền cảm hứng cho những đổi mới trong tương lai.

Nike và Virgin không phải là những người duy nhất có những người kể chuyện mấu chốt. Accenture, Microsoft, Google, SAP và Salesforce cũng có những tự sự viên chủ chốt.

Các công ty này đang tuyển dụng hoặc sản sinh các cá nhân có thể kể chuyện bởi vì các câu chuyện có tính giáo dục, truyền tải thông tin và cảm hứng.

Jo (Theo INC)