Mùa hè đã trở lại, và là mùa của nước chanh. Mở một quầy nước chanh là một quá trình chuyển tiếp của thời thơ ấu, đã dạy cho trẻ nhiều bài học lớn về kinh doanh.

Tôi đã rất hồi hộp khi con trai tôi thông báo kế hoạch mở một quầy nước chanh, và nghĩ rằng đây sẽ là cơ hội hoàn hảo để dạy cho nó một vài bài học quan trọng về cuộc sống.

Nhưng tôi đâu ngờ nó mới chính là người dạy tôi. Trong quá trình này, tôi đã học được ba bài học vô giá về nghệ thuật bán hàng.

Bài học 1: Không được sợ hãi

Khi chúng tôi lần đầu tiên mở quầy nước chanh, tôi cứ lo lắng sẽ không ai đến mua. Là một người cha, không có gì tệ hơn khi chứng kiến sự phấn khích mờ dần trong mắt con khi mọi thứ không đi đúng như kế hoạch.

Tôi đã nghĩ nhiều những cách để tôi có thể quảng cáo rùm beng. Trong khi đó thằng con tôi chui tọt vào nhà, vài phút sau nó xuất hiện với ngón tay đầy bọt và một dấu hiệu tự biên tự diễn.

Không bỏ sót một phút nào, nó đứng trước gian hàng vẫy vẫy và ra dấu hiệu lên không. Tôi hỏi nó đang làm gì, thì ngay lập tức: “Bố ơi, con đang làm tiếp thị!”

Nó đứng đó, theo cách của một đứa trẻ, la lớn “Chanh đây! Bánh quy đây! Đến đây nào”.

Chẳng bao lâu, mọi người bắt đầu ra khỏi nhà để xem đám hỗn loạn ở đâu.

Chỉ trong vài phút, nó đã có một hàng khách xếp hàng đợi và chỉ đạo tôi trợ giúp họ trong khi nó vẫn cứ tiếp tục hình thức quảng cáo độc đáo kia.

Tôi đã rất ngạc nhiên trước kế hoạch diễn ra tốt đẹp như thế và ngay lập tức nhận ra rằng cách tiếp cận của tôi đã sai.

Tôi ngồi im lặng phía sau bàn, kiên nhẫn chờ đợi khách hàng đến. Con trai tôi, mặt khác, lại không hề sợ hãi.

Không quan trọng nếu bạn đang bán nước chanh hoặc phần mềm; Bạn phải đi, đam mê, và không sợ hãi để thành công.

Thông thường, các doanh nhân luôn có cái nhìn học thuật về việc kinh doanh sản phẩm.  Như thế sẽ dễ để rơi vào cái bẫy tâm lý “nếu bạn đầu tư, khách hàng tìm đến”.

Tuy nhiên, cách duy nhất để bán hàng là dọn ra vỉa hè, gõ cửa từng nhà, và lăn lộn vào đó.

Bài học 2: Luôn luôn bán chéo

Khi thằng con tôi nói nó muốn mở một quầy nước chanh, tôi cứ nghĩ nó chỉ bán sản phẩm duy nhất là nước chanh.

Thế nhưng, trong khi tôi giúp nó mọi thứ để lập gian hàng, nó bảo rằng chúng tôi sẽ cần một chiếc bàn lớn hơn.

Tôi phát hiện ra nó đã dành gần cả tuần trước đó vẽ tranh, làm màu nước và các món hàng nghệ thuật khác để bán

Nó làm cả bánh quy, bởi vì “tất cả mọi người đều thích bánh qui với nước chanh.”

Trời hôm đó nóng, và đương nhiên, nước chanh là nguồn thu lớn. Và khi có ai đó hỏi nước chanh, anh chàng có máu kinh doanh nhanh chóng kéo sự chú ý đến những chiếc bánh quy và những món hàng nghệ thuật đã làm.

Nó hiểu rằng khi người ta muốn nước chanh và đến quầy của nó, thì đó cũng là cơ hội cho họ muốn có thêm những thứ khác.

Nó không hài lòng với một sản phẩm. Thay vào đó, nó muốn ai tới quầy mình cũng móc ra hầu bao tối đa.

Mọi doanh nhân đều nên ghi nhớ bài học này. Thu hút khách hàng là điều khó khăn và tốn kém. Một khi bạn đã được chú ý, phải thật thông minh bán chéo sản phẩm  càng nhiều càng tốt để tối đa hóa lợi nhuận.

Bài học 3: Hiểu được những gì khách hàng thực sự mua

Dĩ nhiên, thủ thuật này nhằm xác định sản phẩm hoặc dịch vụ được cộng thêm cho sản phẩm cốt lõi. Trong trường hợp của con trai tôi, sản phẩm chính là nước chanh và sự dễ thương.

Tại sao mọi người lại dừng lại tại quầy nước chanh của một thằng bé? Hơn hết chính là tổng thể nhìn quá đáng yêu.

Khi bạn nhìn thấy một đứa trẻ nỗ lực với một sự nghiêm túc sốt sắng, bạn chẳng thể nào từ chối được.

Nó nhận ra thực tế đó và tận dụng nó. Bánh qui là một sản phẩm chéo hợp lý, và nghệ thuật bán hàng đó quả thật tài tình.

Nó biết khách hàng không đến chỉ vì muốn có nước chanh, mà họ dừng lại vì sự dễ thương của nó.

Nói cách khác, họ đã mua thằng bé, không phải mua sản phẩm. Không phải vấn đề gì nó đang bán cái gì, mà là nếu khách hàng dừng lại, nghĩa là họ sẽ mua.

Thật tuyệt vời khi khi có nền tảng nghệ thuật bán hàng. Không quan trọng khi bạn chỉ là một đứa trẻ bán nước chanh hay một chuyên gia bán công nghệ dày dạn kinh nghiệm. Các nguyên tắc cơ bản là như nhau.

Khi khởi nghiệp, rất dễ nhầm lẫn một ‘chuyên gia’ bán hàng tự nhận hay một doanh nhân thực thụ.

Trinh (Theo Forbes)