Trí tuệ nhân tạo: Tương lai của quảng cáo video (phần 2)
Đâu là ưu tiên hàng đầu của những doanh nghiệp quảng cáo này? Đôi lúc khán giả không phải là mục tiêu cuối cùng. Phải thừa nhận rằng việc sản xuất ra một video chỉ một nội dung cho tất cả mọi người sẽ đánh vào cái tôi sáng tạo của những người sản xuất.
Tôi cũng không phủ nhận chỗ đứng của những doanh nghiệp quảng cáo truyền thống trong thị trường tương lai. Thế nhưng cá nhân hóa video quảng cáo chính là hướng đi của tương lai. Nhưng không may mắn thay, không phải công ty nào cũng biết cách làm việc với mớ dữ liệu khách hàng mà mình nắm trong tay.
Bạn không thể tiến lên, nếu bạn không phá vỡ quá khứ
Trong một bài viết gần đây, Subbu Iyer – Giám đốc Marketing của Riverbed Technology – đã đem tương lai của các mạng xã hội kết nối so sánh với Google Maps. Ở đó, các công ty sẽ tự tìm con đường tối ưu nhất cho chính mình để phân phối sản phẩm đến người dùng đích.
Tôi rất thích cách ví von này, và tôi nghĩ nó cũng phù hợp với việc sản xuất video. Chẳng hạn, nếu hai người New York khác nhau, một ở Queens, một ở Manhattan – nhập địa điểm “30 Rockefeller Plaza” vào Google Maps, họ sẽ thấy những chỉ dẫn hoàn toàn khác nhau để đến được địa điểm này.
Tương tự vậy trong lĩnh vực sản xuất video quảng cáo, video quảng cáo chính là đường đi, còn sản phẩm cần quảng cáo là địa điểm cần đến. Công việc của chúng ta là tạo ra những đường đi phù hợp với từng đối tượng để họ khám phá được sản phẩm/đích đến này.
Khi làm việc với công ty quảng cáo đa quốc gia trong quá khứ, tôi từng chia sẻ với họ về sự thật này. Thế nhưng tôi rất ngạc nhiên khi họ hoàn toàn không chú ý. Với tư cách là một cựu biên tập viên và nhà sản xuất video, tôi hiểu rõ những khó khăn và nỗ lực phải bỏ ra trong từng dự án. Từ đó, tôi hiểu được cách thức và lý do vì sao trí tuệ nhân tạo có thể mô phỏng cách con người làm việc, và tôi thích áp dụng cải tiến này thay vì ngó lơ nó.
Khi tôi 20 tuổi và đang làm việc tại NBC News, một trong số những nhiệm vụ của tôi là phải giới thiệu công nghệ mới đến mọi người. Tại thời điểm đó, họ vẫn đang quay và chỉnh sửa video bằng tín hiệu analog. Họ nghĩ rằng chẳng có cách làm nào tối ưu hơn. Và quản lý cấp cao cử tôi đi để thay đổi suy nghĩ đó. Sau 6 tháng, tất cả đều nhận thức về tương lai số hóa, và NBC News bắt đầu xây dựng rất nhiều khu biên tập video số hóa, đồng thời đầu tư vào những serves lớn để quản lý nội dung.
Đó là chuyện của hơn 10 năm về trước. Kể từ đó, công nghệ đã phát triển với một tốc độ không tưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn phát tiến về đèn và camera tự động trong ngành truyền thông phát thanh.
Áp dụng công nghệ đồng nghĩa với việc cắt giảm lao động con người. Đó là cái giá của quy trình số hóa. Nhưng xét một cách thực tế, đây chính là hướng đi của ngành công nghiệp này. Bạn có thể cố gắng và nâng cấp phiên bản cũ của công ty mình vì đó là cách xưa giờ bạn hay làm; hoặc bạn có thể mạnh dạn hướng về tương lai và áp dụng những công nghệ này.
Các nhà lãnh đạo của những công ty hãy nhớ rằng, công nghệ không bao giờ đứng yên, nó liên tục phát triển. Những công ty sẽ phải liên tục điều chỉnh thuật toán của mình, và thị trường tiếp thị số sẽ khốc liệt hơn bao giờ hết.
Trong khi viết những điều này, tôi nhớ đến một đoạn trong bài diễn văn của Steve Jobs năm 1997. Ông nói rằng: “Với tôi, điều mấu chốt của tiếp thị là giá trị. Thế giới xung quanh chúng ta rất phức tạp, Chúng ta không thể trông chờ vào cơ may để khách hàng nhớ đến chúng ta. Thay vào đó, chúng ta phải biết rõ chúng ta cần họ biết điều gì về chúng ta”.
Ngày nay, đã 20 năm trôi qua, và thế giới thì ngày càng phức tạp hơn. Những người tiếp thị có ít thời gian hơn để chuẩn bị mọi thứ. Vậy nên để kết nối tốt hơn, thì tính hiệu quả phải được đưa lên hàng đầu. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải thích nghi, phải áp dụng được những công nghệ tiến bộ, mà trí tuệ nhân tạo là một ví dụ điển hình.
Hải Vy (Theo Entrepreneu)