Đối với startup, tiền mặt là vua
Sau nhiều năm kiếm tiền dễ dàng và tăng trưởng nhanh, các công ty khởi nghiệp công nghệ đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái dự đoán sẽ xảy ra trong tương lai bằng cách làm một việc “kỳ lạ” trong thời kỳ bùng nổ, đó là tích trữ tiền mặt.
Mark Frank, 41 tuổi, là CEO của một công ty khởi nghiệp công nghệ y tế tên là SonderMind có trụ sở tại Denver, Mỹ; đã lên kế hoạch chờ đến cuối năm 2020 để kêu gọi vốn thêm cho công ty của mình. Tuy nhiên, sau khi Uber và Lyft thất bại trong lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng và WeWork đã hất cẳng giám đốc điều hành và rút lại đợt chào bán cổ phiếu ban đầu, Frank đã thay đổi quyết định. Với tâm lý thất vọng với các công ty khởi nghiệp và suy thoái kinh tế như hiện nay, ông quyết định rằng tốt hơn cả là nên có nhiều tiền mặt trong tay.
Frank cho biết: “SonderMind, đã huy động được 3 triệu đô la trong tháng 4 và vẫn còn 80% số tiền còn lại”. Để công ty tiếp tục đà tăng trưởng, trước khi hết tiền, anh quyết định chi tiêu ít hơn so với kế hoạch và để an toàn hơn, anh bắt đầu các cuộc đàm phán không chính thức với các nhà đầu tư nhằm chuẩn bị cho một vòng gây quỹ mới vào đầu năm tới.
“Câu hỏi đặt ra là bây giờ là chúng ta có đẩy nhanh kế hoạch đó không?”, Frank nói.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ, đã có nhiều năm kiếm tiền dễ dàng và tăng trưởng nhanh, đang chuẩn bị cho một cuộc suy thoái có thể xảy ra trong tương lai bằng cách làm một việc không phổ biến trong”kỳ lạ” trong thời kỳ bùng nổ, đó là tích trữ tiền mặt. Scott Orn, giám đốc điều hành tại Kruze Consulting, một công ty ở San Francisco cung cấp dịch vụ kế toán và nhân sự cho hơn 200 công ty khởi nghiệp cho biết, nhiều công ty trẻ đang chi tiêu ít hơn và gây quỹ nhiều hơn so với kế hoạch.
Trong ba tháng đầu năm, khách hàng của Kruze có số dư tiền mặt trung bình là 3,5 triệu đô la. Đến tháng 9, con số đó đã tăng lên 4,5 triệu đô la. Trước đó, các công ty khởi nghiệp trung bình tiêu tốn 260.000 đô la một tháng giờ đã giảm xuống còn 230.000 đô la. “Người ta đang khóa chặt những đồng đô la cuối cùng”, Orn cho biết.
Dự trữ tiền mặt là mâu thuẫn với mô hình của hầu hết các công ty khởi nghiệp được hỗ trợ vốn đầu tư mạo hiểm, vốn thường huy động hàng đống tiền để nhằm tăng trưởng nhanh hơn. Nhiều nhà đầu tư thúc giục các công ty khởi nghiệp tăng trưởng lợi nhuận thay vì mở rộng thị trường.
Joe Horowitz, một nhà đầu tư tại Icon Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm ở San Francisco và Palo Alto, California, cho biết gần đây ông đã gặp hai công ty trong một ngày đang huy động các vòng tài trợ bất thường không có kế hoạch nhằm chuẩn bị cho những khó khăn trong những năm tới. Ông cho rằng đó là những động thái thận trọng.
Joe cho biết: “Chúng tôi khuyên các công ty nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu, lên kế hoạch gây quỹ và huy động thêm vốn nếu họ có thể, đặc biệt là khi chúng tôi nhìn vào những cơn gió ngược này”.
Ben Parr, chủ tịch và đồng sáng lập của Octane, một công ty khởi nghiệp phần mềm dịch vụ khách hàng ở San Francisco, cho biết các nhà đầu tư đã hỏi ông rằng công ty của ông đã chi bao nhiêu tiền và mất bao lâu để hòa vốn. “Một năm trước, họ hỏi tôi: “Tốc độ tăng trưởng hàng tháng của công ty là bao nhiêu?”, ông nói. Công ty khởi nghiệp 16 người của ông, đã huy động được 4 triệu đô la, đang trên đà mang lại lợi nhuận vào đầu năm tới.
Việc bóng khởi nghiệp sẽ vỡ hay không là điều không chắc chắn. Nhưng nhiều nhà đầu tư và doanh nhân nhớ lại những lo ngại tương tự trong năm 2015, khi các quỹ tương hỗ làm giảm giá trị của các “kỳ lân” lớn nhất (các công ty khởi nghiệp có giá trị từ 1 tỷ USD trở lên). Một số nhà đầu tư mạo hiểm thậm chí còn cảnh báo về những con kỳ lân đã chết. Trong khi một số công ty nói về sự khắc khổ, dòng tiền đầu tư mạo hiểm vẫn tiếp tục chảy.
“Mọi người nên lo sợ là tốt hơn. Những người trẻ khởi nghiệp dưới 30 tuổi dường như không biết sợ là gì, họ chỉ biết thị trường đang phát triển”, Micah Rosenbloom, một nhà đầu tư tại công ty đầu tư mạo hiểm Founder Collective cho biết.
Tuy nhiên, có một số người đã lắng nghe và không muốn mạo hiểm với dự trữ tiền mặt của mình.
Vào tháng 9, Fairygodboss, một trang web nghề nghiệp của phụ nữ ở New York, đã cắt giảm số tiền mà họ đã mất hàng trăm nghìn đô la mỗi tháng. Georgene Huang, giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty khởi nghiệp có 55 nhân viên cho biết, trong trường hợp kinh tế suy thoái, công ty có nguy cơ cao hơn mức trung bình vì các tập đoàn chắc chắn chỉ sử dụng dịch vụ của Fairygodboss khi thị trường đang phát triển.
Bà muốn Fairygodboss có thể sử dụng số vốn đầu tư mạo hiểm 14 triệu đô la để tồn tại càng lâu càng tốt. Vì vậy, bà quyết định cắt giảm chi tiêu.
Dù cho mục đích dự trữ tiền mặt của các công ty khởi nghiệp là gì thì rõ ràng những lo ngại về sự sụp đổ của bong bóng khởi nghiệp trước những tấm gương “tày liếp” của các kì lân như Wework, Lyft, Uber cũng khiến các công ty khởi nghiệp thận trọng hơn và tập trung nhiều hơn và phát triển bền vững.
Hàn Mai – Theo Economictimes