Tại sao Startup Việt Nam thua Startup Mỹ
Ở các kỳ thi, làm bài kiểm tra vài tiếng đồng hồ, chúng ta có thể cạnh tranh với bất kỳ nước nào. Khả năng hoàn thành một nhiệm vụ được giao cụ thể, nhân viên VN cũng làm tốt như nhân viên ở Mỹ. Vậy tại sao đường dài chúng ta lại thua xa họ vậy?
Nhỏ không được cải lời người lớn, khi đi làm sẽ không có thói quen góp ý cho sếp
Cách bạn được dạy từ nhỏ tạo ra tính cách và văn hóa của bạn, tính cách đó sẽ đi theo bạn suốt đời(trừ khi bạn đi qua nước khác sống 1 thời gian dài). Khi nhỏ chúng ta luôn được dạy rằng không được cải lời người lớn. Trẻ em mỹ thì được dạy phải tư duy độc lập. Kết quả là trẻ em Việt Nam mặt bằng chung giỏi hơn, ngoan hơn trẻ em ở Mỹ. Nhưng những đứa trẻ không quá giỏi ở Mỹ đó được cấy vào đầu DNA nổi loạn, tự tìm tòi, tự nghiên cứu.
Thói quen nghe lời người lớn, dần tạo ra 1 con người rất thụ động. Hầu như khi làm việc ở VN, cấp dưới không bao giờ chỉ cho cấp trên điểm yếu của họ. Phần lớn người làm việc ở VN khi thấy những điểm bất hợp lý trong dự án, họ hầu như không có can đảm để nói ra suy nghĩ của mình. Tính cách này làm cho những điểm bất hợp lý, các khúc mắc được giải quyết rất chậm.
Thời gian làm việc ở Mỹ, tôi luôn coi sếp tôi là người đồng hành của mình, Chúng tôi làm việc chung, feedback qua lại và thường chỉ ra những điểm chưa tốt của nhau để giúp công ty làm việc hiệu quả hơn
Đả kích những ước mơ
Do hồi ở VN tôi lười học tiếng anh và cũng không đam mê với môn này nên đã qua Mỹ gần 1 năm mà tiếng Anh tôi chắc chỉ tầm 4.5 điểm IELTS (tệ hơn đa số học sinh cấp 3 ở VN). Khi đó tôi nói với thầy trưởng khoa Kinh Tế của college là tôi muốn lập 1 câu lạc bộ Investment. Khi đó thằng bạn nghĩ tôi bị điên, vì tiếng Anh tôi thực sự nói rất bập bẹ. Nhưng thầy của tôi đã ủng hộ và sau 1 mùa clb Investment trở thành Clb đông thứ 2 trong trường, hiện năm 2019 nó vẫn còn hoạt động.
Nếu ở VNmà bạn muốn làm 1 thứ gì viễn vông quá, chắc sẽ có rất nhiều người xung quanh đả kích bạn. Ở Mỹ hiện có ông Andrew Yang người gốc Đài Loan chạy đua chức tổng thống Mỹ, mà tôi chưa thấy ai đả kích ước mơ của ông ta. Vì ở Mỹ, ước mơ của mọi người dù viển vông tới đâu cũng sẽ được tôn trọng.
Vì vậy 1 lượng lớn chất xám ở VN đã bị sự đả kích này chôn vùi từ khi họ chưa bắt tay vào hiện thực hóa ước mơ của mình.
Chê bai những kẻ thất bại
Năm 2 Đại Học tôi cùng 1 bạn tên Huy, học ở Đà Nẵng làm chung project throwbook.com dạng kết hợp facebook+craiglist. Huy khi đó là sinh viên năm 2 ở VN, khả năng code của Huy hơn hầu hết các engineer kinh nghiệm 2-3 năm ở mỹ. Nhưng năm nay Huy 30 tuổi, làm việc ở VN từ thời ra trường và có lẽ huy không còn giỏi hơn các engineer 30 tuổi ở Mỹ nữa (nhưng đó là 1 câu chuyện khác). Cuối cùng throwbook của chúng tôi có khoảng 3000 users và tôi không đủ khả năng phát triển dự án nữa nên đành shut down.
Không ai chê tôi vì đã cố gắng và thất bại cả. Và tôi nghĩ vì dự án này mà trường ĐH UC Berkeley và UCLA dành cho tôi vài học bổng khá tốt.
Ở VN mọi người rất sợ thất bại, sợ làm 1 điều gì đó điên rồ. Vì khi họ bắt tay vào làm 1 việc gì đó quá sức mình thì đã bị gia đình, bạn bè, hoặc xã hội đả kích. Khi họ thất bại thì mang áp lực cực kỳ nặng nề.
Ở Mỹ thì chả ai quan tâm nếu bạn thất bại, nếu bạn start up 1 cái gì đó, làm hết sức mình nhưng thất bại, thì bạn sẽ được những người xung quanh coi trọng hơn và sẽ được offer 1 mức lương cao hơn ở 1 công ty nào đó.
Michael Trung Nguyen
Bài viết được chia sẻ trên Facebook