Thông thường người ta thường sử dụng đậu nành để làm giả thịt trong các món ăn chay. Tuy nhiên, tháng 10 vừa qua, công ty khởi nghiệp ở Bay Area có tên là Air Protein đã giới thiệu giải pháp thay thế: một loại protein có thể được sản xuất từ không khí mỏng.

Công ty này sử dụng một kỹ thuật được NASA phát hiện để chuyển đổi carbon dioxide (CO2) thành protein giống như cách mà thực vật thực hiện. Giám đốc điều hành công ty, bà Lisa Dyson, nghĩ rằng quá trình này sẽ ít gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên hơn so với các sản phẩm thay thế thịt thực vật khác.Phát biểu với tờ San Francisco Chronicle, bà cho biết quy trình sản xuất protein này đòi hỏi đất và nước ít hơn 1.000 lần so với sản xuất đậu nành.

Đó là bởi vì nó bắt đầu trong phòng thí nghiệm thay vì ở nông trại.Dyson đã lấy cảm hứng từ nỗ lực của NASA để trồng thực phẩm trong không gian vào những năm 1960.Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm cách thức để nuôi các phi hành gia làm nhiệm vụ trong thời gian một năm khi không có bất kỳ khu vườn thẳng đứng hoặc máy in 3D nào.Vì vậy, họ đã chuyển sang một nguồn tài nguyên mà các phi hành gia sản xuất tự nhiên: đó là khí CO2.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một nhóm vi khuẩn gọi là hydrootrophs chuyển hóa khí CO2 thành protein dưới dạng bột không hương vị.Chất này có thể được sử dụng để làm tất cả các loại thực phẩm, bao gồm mì ống, ngũ cốc và bột lắc.

Hiện tại, Air Protein tập trung vào việc sử dụng bột để phát triển một loại thịt thay thế.Công ty hy vọng sẽ công bố một sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua trong năm tới, nhưng chưa cho biết hình thức nào sẽ được áp dụng.

Tuy nhiên, startup này cũng có một số đối thủ cạnh tranh.Một công ty Phần Lan có tên Solar Food đang thử nghiệm một loại bột tương tự có thể được sử dụng để làm chất bổ sung protein hoặc bánh mì kẹp thịt chay. Công ty cung cấp hydro và CO2 cho một vi khuẩn để nó phun ra hỗn hợp protein, carbohydrate và chất béo.

Một startup khác có tên Calaysta đang sử dụng carbon từ khí tự nhiên để tạo ra một loại protein có thể nuôi cá, gia súc và vật nuôi trong gia đình. Gạt vấn đề cạnh tranh sang một bên, tất cả các công ty này vẫn phải đối mặt với một trong những rào cản lớn nhất trong thị trường “thịt không thịt”: đó là chiến thắng người tiêu dùng bằng hương vị.

Hàn Mai