Nhiều nhà khởi nghiệp tự lãng phí thời gian của mình khi cố gắng suy nghĩ chiến lược và vẽ lên một biểu đồ tổ chức vượt quá khả năng của mình. Thay vì mơ mộng, các nhà sáng lập nên tập trung vào những gì có thể thực hiện được dựa trên các nguồn lực sẵn có.

Tự giải quyết vấn đề của mình

SimpliSafe: Nhiều người e ngại trước ý tưởng khởi động một doanh nghiệp phần cứng, nhưng Chad Laurans của SimpliSafe đã làm được điều đó. Ông vay mượn tiền từ bạn bè và gia đình, sau đó trải qua tám năm xây dựng một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm an ninh có thể tự cài đặt.

Tám năm sau, công ty có hàng trăm nghìn khách hàng, hàng trăm triệu doanh thu và 57 triệu USD từ quỹ đầu tư của Sequoia.

Ipsy: Birchbox là nhà tiên phong trong ý tưởng gửi các hộp mỹ phẩm cho khách hàng, nhưng ngôi sao YouTube Michelle Phan đã tận dụng danh tiếng của mình – 8 triệu người theo dõi thường xuyên – để biến ý tưởng đó thành hiện tượng.

Chính khách hàng và các mối quan hệ của cô với các nhãn hàng mỹ phẩm đã cho phép cô xây dựng một startup cung cấp hộp mỹ phẩm với doanh thu 150 triệu USD trước khi nhận thêm 100 triệu USD từ quỹ đầu tư.

ShutterStock: Jon Oringer là một nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp và là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Anh tận dụng điều đó cũng như 30.000 bức ảnh từ thư viện ảnh cá nhân của mình để bắt đầu một dịch vụ ảnh stock hiện có trị giá 2 tỷ USD.

Quizlet: Đây không phải là startup lớn nhất nhưng lại là startup rất đáng chú ý khi người sáng lập chỉ mới 15 tuổi. Cậu thành lập Quizlet với một nhu cầu đơn giản: hoàn thành bài kiểm tra tiếng Pháp. Vào thời điểm Quizlet tham gia vòng gọi vốn Series A vào năm 2012, công ty có 1 vị CEO 22 tuổi, 40 triệu người dùng và một trang web thuộc top 50 ở Mĩ.

Skyscanner: Công ty ban đầu chỉ là một bảng tính để giúp người sáng lập tìm được giá chuyến bay tốt nhất, từ đó trở thành công ty công nghệ hàng đầu của Edinburgh với hơn 500 nhân viên. Công ty bắt đầu tự chủ kinh doanh năm 2001, tăng 6 triệu USD trong năm 2007 và 192 triệu USD vào năm 2016, 15 năm sau khi ra mắt.

Huy động vốn từ bất kì ai

Đôi khi “tiền tài trợ” không nhất thiết phải trị giá hàng triệu USD. Người sáng lập có thể kêu gọi vốn từ nhiều khoản tài trợ, vườn ươm khởi nghiệp, nhà đầu tư thiên thần, hoặc thậm chí từ hoạt động bán hàng trước. Có những startup còn thiết kế mô hình kinh doanh của họ để nhận tiền thanh toán trước khi phân phối sản phẩm của họ, biến khách hàng thành nguồn vốn tăng trưởng.

CoolMiniOrNot: CoolMiniOrNot bắt đầu như một trang web mà các chuyên viên máy tính có thể thể hiện khả năng vẽ các bức tượng nhỏ trong trò chơi Dungeons & Dragons. Cuối cùng, những người sáng lập trang web đã quyết định thiết kế và phân phối trò chơi của riêng họ và gọi vốn trên Kickstarter. Họ khởi động 21 chiến dịch trên Kickstarter với tổng số vốn huy động 20.644.352 triệu USD.

The Wirecutter: Ai nói rằng viết blog không được trả tiền? Được thành lập bởi một cựu biên tập viên của Gizmodo, Wirecutter mang đến các bài đánh giá toàn diện và công bằng hơn, kết hợp với nguồn cấp dữ liệu liên kết của Amazon, và cuối cùng được mua lại với giá 30 triệu USD.

Bán hàng là trên hết

Nguồn vốn tốt nhất thường là khách hàng và vì vậy việc bán hàng có hai lợi ích. Đầu tiên, bạn thu được tiền ngay lập tức. Thứ hai, bạn biết được điều gì khiến khách hàng hài lòng và có thể sử dụng những hiểu biết đó để tinh chỉnh sản phẩm của mình.

RXBar: Khi một trong những nhà sáng lập của RXBar chia sẻ kế hoạch kinh doanh với cha mình, ông nói với người con trai của mình ngừng lập luận và ra ngoài bán sản phẩm ngay. Lời khuyên đó cộng với 10.000 USD tiết kiệm được đã mang lại cho công ty 600 triệu USD khi được Kellogg’s mua lại.

Scentsy: Các kênh bán hàng trên nền tảng v-commerce thường dựa nhiều vào các video và quảng cáo Facebook để thu lợi nhuận. Scentsy bán nến tại các điểm giao dịch khi họ không có khả năng chạy quảng cáo. Chính điều này đã mang lại cho những người sáng lập nền tảng vững chắc về những thông điệp thu hút người mua. Hiện họ đạt doanh thu hơn 545 triệu USD mỗi năm.

LootCrate: LootCrate đã có hơn 600.000 khách hàng mua các sản phẩm thuộc văn hoá pop culture và 100 triệu USD doanh thu trước khi họ kêu gọi vốn. Việc kinh doanh đạt hiệu quả như vậy là vì họ tính phí người dùng ngay từ tuần đầu tiên.

Klaviyo: Những người đồng sáng lập của Klaviyo quyết định trì hoãn việc thuê mướn nhân công cho đến khi đạt tỉ lệ hoàn vốn 1 triệu USD. Nhờ thiết kế sản phẩm và nỗ lực bán hàng không mệt mỏi, nền tảng tiếp thị email này nhanh chóng vượt qua con số đó.

Spanx: “Cá mập” Sara Blakely của series Shark Tank là người sáng lập nổi tiếng nhất trong danh sách này. Cô đã chuyển khoản đầu tư 5.000 USD  thành một sản phẩm may mặc được Oprah phê duyệt, tạo ra doanh thu 400 triệu USD mỗi năm. Bên cạnh các kiến thức thời trang, hiểu biết về các nguyên tắc hiệu quả vốn đã giúp Blakely trở thành một tỷ phú.

Tuft and Needle: Mặc dù phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh đã kêu gọi được thêm 3,994,900% vốn, công ty này đã có thể tăng doanh số bán hàng lên hơn 100 triệu USD nhờ lợi nhuận và chỉ 6.000 USD vốn đầu tư ban đầu.

Grammarly: Tính năng kiểm tra chính tả đã được tích hợp trong Word và Google Docs trong hơn một thập kỷ qua, nhưng Grammarly mới là dịch vụ mang lại sự cải tiến mà họ có thể tính phí cho hơn 800 trường đại học và hàng trăm ngàn nhà văn qua một khoản phí hàng tháng. Sau gần mười năm hoạt động, công ty đã gọi được 110 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A.

Marketing đúng cách

Startup thường không muốn lãng phí thời gian vào các chiến lược marketing thương hiệu không thể đo lường được. Họ cần những chiến dịch mang lại giá trị ngay lập tức.

ButcherBox: Trong một thế giới mà các công ty sản xuất thịt đóng hộp đang vật lộn trên thị trường, ButcherBox, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trong lĩnh vực này, đã phát triển mạnh và kiếm được hàng triệu USD một tuần bằng cách bỏ qua các kênh quảng cáo đắt tiền và phát triển mối quan hệ với những người có ảnh hưởng.

Cards Against Humanity: Với số vốn 15,700USD từ Kickstarter, nhóm phát triển Card Against Humanity đã xây dựng một doanh nghiệp thu về hơn 12 triệu USD trong năm đầu tiên. Họ cũng đã duy trì thương hiệu của mình bằng một loạt các hoạt động marketing liều lĩnh, ví dụ như bán phân bò, cắt tranh Picasso, mà vẫn khiến người dùng chi tiền. Các chương trình khuyến mãi này không rẻ, nhưng chúng mang lại đủ nguồn thu để thanh toán chi phí trong khi có thể phủ sóng rộng rãi.

GoFundMe: Tiếp thị lan truyền (viral marketing) được loại bỏ khi nó được đưa vào mô hình kinh doanh, nhưng nó có thể là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ khi tích hợp đúng vào sản phẩm. Bằng cách tận dụng tiếp thị lan truyền với một chiếc lược tối ưu hoá tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate Optimization), những người sáng lập của GoFundMe đã có thể khởi động một doanh nghiệp đạt giá trị gần 600 triệu USD.

Hiệp (Theo Hackernoon)