Theo nguồn tin của Forbes, Figma đang đàm phán để huy động một vòng tài trợ mới từ Công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz với mức định giá 2 tỷ USD. Trong vòng huy động vốn này, Figma dự kiến sẽ huy động ít nhất 50 triệu USD. Tuy nhiên, Figma từ chối bình luận về thông tin trên.

Startup có trụ sở tại San Francisco này trước đây đã huy động được hơn 82 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Index Ventures, Greylock Partners, Kleiner Perkins và Sequoia. Gần đây nhất vào tháng 2 năm 2019, trong vòng định giá công ty trị giá 440 triệu USD (theo PitchBook), Figma đã huy động thêm được 40 triệu USD. Vào thời điểm đó, đồng sáng lập và CEO Dylan Field đã viết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là làm việc thiết kế trở nên dễ dàng đối với tất cả mọi người. Chúng tôi nghĩ rằng mọi người nên có các công cụ để thể hiện bản thân một cách trực quan và quy trình thiết kế nên được mở và dễ dàng tùy chỉnh”.

Hai đồng sáng lập Figma, Evan Wallace (bìa trái) và CEO Dylan Field (bìa phải)

Năm 2012, Field bỏ học đại học và cùng với đồng nghiệp của mình là Thiel và đồng sáng lập và là bạn cùng lớp của anh, Evan Wallace, tốt nghiệp từ Brown để thành lập nên Figma. Startup chính thức ra mắt vào năm 2016 như một công cụ giúp các nhà thiết kế phần mềm làm việc cùng một lúc trong cùng một trình duyệt web.

Năm 2015 và 2017, Field và Wallace đã lần lượt lọt vào danh sách 30 người trẻ nổi bật nhất của Forbes (Forbes 30 Under 30) ; Figma xuất hiện trong danh sách Khởi nghiệp tỷ đô tiếp theo của Forbes vào tháng 7 năm ngoái.

Các mẫu thiết kế và công cụ của Figma đã tạo ra một cú huých với các công ty khởi nghiệp tại Vịnh San Francisco như Airbnb, Slack, Twitter và Uber. Ngoài ra, Figma hiện đang được Microsoft, Volvo và Walgreen sử dụng để thiết kế trang web của công ty.

Startup cho biết tính đến cuối năm 2019, hơn 80% người dùng hoạt động của Figma là ở nước ngoài. Số nhân viên công ty tính đến đầu năm 2019 là 150 người.

Tú Oanh