Thị trường thương mại điện tử đang phát triển mạnh trên toàn thế giới và tại Việt Nam với sự bùng nổ của dân số trẻ thì cơ hội phát triển cho một startup thương mại điện tử còn rất nhiều tiềm năng.

Loship – startup thương mại điện tử của Việt Nam được thành lập vào năm 2017, là ví dụ về sự tăng trưởng và cơ hội trong tương lai. Công ty khởi nghiệp này đã thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế kể từ khi thành lập và là startup đầy hứa hẹn có thể trở thành “kỳ lân” trong thời gian không xa.

Mặc dù có nhiều công ty giao hàng tại Việt Nam nhưng Loship được biết đến với là doanh nghiệp duy nhất cung cấp dịch vụ giao hàng trong thành phố trong vòng 1 giờ. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp một loạt các dịch vụ từ giao thực phẩm, giao hàng tạp hóa, thuê xe, giao thuốc và nhiều dịch vụ theo yêu cầu khác.

“Không có nhiều công ty trên thị trường có thể cung cấp dịch vụ giao hàng trong một giờ hiện là lợi thế cạnh tranh của Loship. Tôi tin rằng loại dịch vụ này sẽ là động lực tăng trưởng và lợi nhuận của chúng tôi vì ngày càng nhiều khách hàng mong đợi các lựa chọn giao hàng nhanh chóng và khẩn cấp. Những công ty có thể cung cấp thời gian giao hàng nhanh nhất sẽ giành chiến thắng”, Ông Nguyễn Hoàng Trung – Giám đốc điều hành của Loship chia sẻ.

Kể từ khi thành lập vào năm 2017, Loship đã được nhận vốn từ một số nhà đầu tư bao gồm Thung lũng Silicon Việt Nam (VSV), Golden Gate, và DT & Investment.

Năm 2019, Loship đã nhận được tài trợ tám chữ số (USD) từ Quỹ Smilegate trong vòng tài trợ Series B của mình. Trong phần thứ hai của Series B, Loship cũng được bảo đảm đầu tư từ Tập đoàn tài chính Hana, một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á, với số tiền không được tiết lộ.

“Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi cho đến nay được coi là ngang bằng với các công ty có vốn đầu tư gấp nhiều lần so với Loship. Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến các đối tác nước ngoài chọn hỗ trợ Loship là vì chúng tôi có một mô hình kinh doanh hướng đến lợi nhuận và tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư”, Giám đốc điều hành của Loship cho biết.

Bên cạnh các nhà đầu tư sẵn có, chúng tôi còn có sự tham gia của các cá nhân từ Thung lũng Silicon cũng như các chuyên gia tư vấn chiến lược của Úc với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng CommonWealth và VIB Việt Nam. Do đó, chúng tôi tự tin rằng Loship có đủ sự hỗ trợ cần thiết để bắt đầu hành trình kỳ lân tỷ đô”, ông Trung nói thêm.

Dễ dàng cho người tiêu dùng; sinh lãi cho người bán và nguồn thu nhập cho thanh niên

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng năm lần từ 2015 đến 2019 từ 5 tỷ USD lên 23 tỷ USD. Theo kịch bản này, Loship đang dẫn đầu trong việc chiếm lĩnh quy mô lớn của thị trường thương mại điện tử với chiến lược độc đáo là thúc đẩy người bán hàng địa phương và ràng buộc với các nhà bán lẻ truyền thống. Loship hoạt động mà không có chi phí lưu kho và kết nối trực tiếp người bán với khách hàng thông qua chuỗi giao hàng.

Startup hiện có hơn 50.000 tài xế và khoảng 200.000 người bán, phục vụ cho hơn 1.500.000 khách hàng trên cả nước và có khoảng 70.000 giao dịch hàng ngày. Loship dự kiến ​​con số sẽ tăng gấp ba trong 12 tháng tới, tạo ra doanh thu khoảng 31 triệu đô la vào năm 2020.

Cuộc đua trở thành kỳ lân tiếp theo: Mở rộng dịch vụ, mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược

Với lợi thế về dịch vụ giao hàng trong 1 giờ, Loship đang có tiềm năng và tham vọng muốn trở thành kỳ lân tiếp theo tại thị trường Việt Nam. Loship cũng đang hướng đến việc đầu tư và khai thác vào các ngành dọc mới để mở rộng với tốc độ tang trưởng nhanh hơn nhiều.

Ngoài giao hàng thực phẩm và tạp hóa, Loship đang tìm cách có chỗ đứng trong lĩnh vực chuỗi cung ứng khi mang đến nhiều lựa chọn nguồn hàng cho các nhà bán lẻ với giá bán buôn và tốc độ giao hàng nhanh nhất.

Ngoài ra, Loship muốn điều chỉnh các dịch vụ phù hợp đối với các mặt hàng không thể được giao dưới một giờ, ví dụ như các sản phẩm gia dụng và thiết bị trong gia đình.

Chiến lược của Loship là phục vụ và cải thiện sinh kế của người tiêu dùng trên cả nước, không chỉ ở các thành phố lớn mà cả tại các thành phố nhỏ, vùng nông thôn. Là một phần trong kế hoạch mở rộng thị trường của mình, việc huy động vốn sẽ được sử dụng để mở rộng sự hiện diện của Loship ra ngoài 4 thành phố hiện tại, bao gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Cùng với đó là thúc đẩy một số quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức trong nước và quốc tế, thúc đẩy một liên minh mạnh mẽ để phát triển lâu dài như VNPT, Adgo, các nhà cung cấp ví điện tử….

Trong tương lai, Loship hướng đến việc tham gia vào lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) với sự phát triển mới của ví điện tử nhằm tạo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt cho tất cả các dịch vụ được cung cấp thông qua Loship.

Hàn Mai