Co-founder DO Ventures Uyên Vy nhận định các nhóm các ngành khởi nghiệp sẽ “phất” trong năm 2021 khi Covid vẫn chưa thể bị khống chế
Mặc dù thị trường vốn Việt Nam đã có một năm ảm đạm do Covid-19, song với những thành tựu về chống dịch, nếu nhìn sang hàng xóm, tình cảnh của chúng ta vẫn không quá bi đát. Trong năm 2021, nhiều khả năng mọi chuyện sẽ sáng sủa hơn bởi tiềm năng startup Việt là thứ không thể bàn cãi, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giải pháp theo dấu và dịch vụ tài chính…
Lê Hoàng Uyên Vy chia sẻ, từ năm 7 tuổi, cô đã rất quan tâm đến công nghệ, đến năm 22 tuổi thì bắt đầu khởi nghiệp với dự án công nghệ đầu tiên, năm 33 tuổi bắt tay thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên với nguồn vốn 50 triệu USD. Do Ventures chỉ tập trung đầu tư vào các startup đang ở giai đoạn đầu hoặc trước vòng đầu tư Series A.
Do Ventures cũng đã kết hợp các tiêu chí về Môi trường, Xã Hội – điều luật của Chính phủ vào phương cách đầu tư của mình, cũng như đưa ra các KPI cho các nhà đầu tư của Quỹ. Theo Uyên Vy, những gì lớn nhất mà cô nhận lại được đến từ 2 công ty được sáng lập bởi 2 nữ doanh nhân là ELSA và MindX. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung, vẫn còn rất khan hiếm phục phụ nữ dấn thân vào sự nghiệp khởi nghiệp.
Thế nên, có thể xem Uyên Vy đã dành cả thanh xuân để cống hiến cho ngành khởi nghiệp Việt Nam.
Theo Uyên Vy, năm 2019, các quỹ đầu tư tại Việt Nam đã tiến hành nhiều deal đầu tư lớn vào các startup như VNPay, Tiki, Yeah1… trị giá khoảng 1 tỷ USD.
“Trong năm 2020, các nhà đầu tư đã quay trở lại Việt Nam sau khi kết thúc quý II, nhờ nền kinh tế trên đà hồi phục và GDP vẫn tăng trưởng tích cực cộng với khả năng kiềm chế virus Corona tốt. Việt Nam đã có một bước thụt lùi trong nửa năm đầu 2020 do Covid-19, do việc đi lại bị hạn chế.
Tóm lại, chúng ta vẫn có sự sụt giảm về tăng trưởng GDP so với năm 2019, song vẫn còn tốt chán nếu so với các nước chung quanh. Trong năm 2020, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có tăng trưởng GDP dương”, Lê Hoàng Uyên Vy – Co-founder Do Ventures chia sẻ trong sự kiện gần đây.
Uyên Vy cũng tin rằng, những thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng diễn ra trong suốt đại dịch sẽ vẫn còn tồn tại sau khi đại dịch kết thúc, đặc biệt mọi người sẽ thực hiện nhiều hơn các hoạt động trực tuyến.
Uyên Vy cũng chỉ ra những điểm tương đồng giữa tình hình hiện tại của Covid-19 với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, chẳng hạn như đại dịch SARS và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
“Ngay sau SARS, chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Alibaba tại Trung Quốc. Họ đã ra mắt Taobao trong thời kỳ đó và nhiều doanh nghiệp truyền thống khác tại Trung Quốc học cách sử dụng các phương thức trực tuyến vào hoạt động – kinh doanh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, chúng ta đã chứng kiến sự trỗi dậy của fintech, từ mô hình cho vay P2P sang vay bằng trực tuyến”, Uyên Vy bình luận.
Trong thời đại dịch, co-founder của Do Ventures cũng thấy rằng, các công ty khởi nghiệp cung cấp các giải pháp giáo dục trực tuyến và các doanh nghiệp chuyên về giải pháp theo dõi có “tốc độ tăng trưởng vượt bậc’. Trước đây, rất khó dể thuyết phục các doanh nghiệp giáo dục truyền thống, logistic và các lĩnh vực khác – đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs tham gia các hoạt động trực tuyến, nay tất cả đều phải làm quen với thế giới online như với offline.
Uyên Vy cũng tin chắc rằng, nhờ thế mà Việt Nam đang đi trên con đường tự nhiên trở thành xã hội trực tuyến. “Khi tôi mới bắt đầu kinh doanh TMĐT cách đây 10 năm, Việt Nam chỉ có khoảng 20 đến 25 triệu người dùng internet. Bây giờ, con số đó đã tăng lên 64 triệu vào năm 2020 và có thể là trên 70 triệu sau năm 2021”, Uyên Vy khẳng định.
Cũng theo co-founder của DO Ventures, thì các lĩnh vực tiềm năng nóng bỏng trong năm 2021 sẽ có thêm ‘các doanh nghiệp bình thường mới’, như sự hồi sinh của B2B, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ tài chính.
“Hiện tại, mảng không quá ‘nóng’ với các nhà đầu tư ở giai đoạn đầu là mảng thanh toán kỹ số và hậu cần. Mảng kênh thanh toán đã khá phát triển, tuy nhiên mảng ‘hậu cần’ dành cho nó lại là một thị trường khó thâm nhập nếu không có nguồn vốn đáng kể”, Uyên Vy nhận định.
Về mảng TMĐT: mặc dù Uyên Vy cho rằng đã quá muộn để các nhà dầu tư giai đoạn đầu tham gia vào ngành này, nhưng doanh nhân này lưu ý rằng, ngành này vẫn có nhiều tiềm năng để tăng trưởng và nhiều thị trường ngách để tham gia. Hiện tại, ở Việt Nam, TMĐT mới chiếm 5% ở ‘miếng bánh’ bán lẻ, trong khi tại Mỹ đã là 20%, Trung Quốc là 30%…
Về các quỹ đầu tư: hiện tại, dòng chảy tài chính của các quỹ đầu tư mạo hiểm vào startup Việt chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore. Song, trong tương lai, tiềm năng của các quỹ đầu tư đến từ Mỹ sẽ rất đáng kể và cô hy vọng: sau Covid-19, nhiều thương vụ đầu tư của các quỹ đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ được thực thi nhiều hơn tại Việt Nam – ngay cả sau IPO.
“Các công ty Việt Nam có tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, nhưng ở thời điểm hiện tại, do Covid-19, việc các startup Việt gặp gỡ các Nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn một chút hạn chế. Do Ventures cũng đang cố gắng hoạt động hiệu quả và năng nổ nhất có thể, bởi vì đây là quãng thời gian mà những nhà sáng lập cần sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư hơn bao giờ hết.
Chúng tôi đã ra mắt quỹ của mình trong thời điểm diễn ra Covid-19, vì chúng tôi nhận thấy cơ hội lớn ở các công ty khởi nghiệp Việt Nam – rất nhiều người trong số họ có nền tảng cơ bản rất vững chắc, nên chúng tôi muốn tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của họ trong thời gian khó như thế này”, Lê Hoàng Uyên Vy giải thích lý do vì sao Do Ventures lại xuất hiện trong thời điểm khó lường như thế nào.
Gần nhất, vào tháng 12/2020, Palexy – một công ty phân tích AI cung cấp giải pháp cho các nhà bán lẻ, đã chốt thành công vòng hạt giống trị giá 1 triệu đô la do Do Ventures và Access Ventures dẫn dắt.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang rất nỗ lực trong việc khuyến khích các tiến trình đổi mới – sáng tạo, ví dụ gần đây các thành viên cao cấp của Chính phủ đã tham gia các sự kiện công nghệ tại Trung tâm đổi mới quốc gia (NIC) tại Hà Nội. Tại TP. HCM, cũng có các khu công nghệ cao và vườn ươm khởi nghiệp như SIHUB, Shinhan Future Lab và Block71…; song lại chưa có khu công nghệ cao nào ở quy mô như của NIC.