Suốt một thời gian dài, người Trung Quốc đơn giản là sao chép các mô hình kinh doanh và sản phẩm đã được chứng minh thành công ở Mỹ. Việc này dễ dàng và an toàn hơn nhiều so với việc tự sáng tạo.

1. Trung Quốc hàng nhái, hàng giả

 

 

Hầu như mọi mô hình kinh doanh trên Thế Giới đều có một phiên bản “song sinh” ở Trung Quốc, điển hình là BATX so với GAFA. Chính phủ còn hỗ trợ hết mình cho những mô hình sao chép này – khi BATX mới hình thành, họ không thể cạnh tranh với GAFA, chính phủ Trung Quốc đã xây lên những hàng rào ngăn chặn GAFA thâm nhập thị trường trong nước, rồi chi tiền giúp đỡ BATX về tài chính, thể chế và rất nhiều ưu tiền khác.

Họ là ông vua của hàng giả. Nếu một chiếc giày Adidas, túi xách Gucci, hay đồng hồ Rolex quá mắc đối với bạn, thì Trung Quốc có sẵn những sản phẩm y hệt chỉ với giá vài trăm ngàn đồng. Thế Giới có Nike, Trung Quốc có Kine; Thế Giới có Pizza Hut, Trung Quốc có Pizza Huh; Thế Giới có Iphone X, Trung Quốc có điện thoại Android tai thỏ, v.v..

Bạn có thể tìm thấy bất kỳ sản phẩm nào trên Thế Giới tại các trang thương mại điện tử Trung Quốc, với giá thấp hơn rất nhiều. Có khi họ còn xuất khẩu ngược lại Quốc gia phát minh ra sản phẩm và cạnh tranh với chính sản phẩm gốc.

Báo cáo của GIPC cho thấy ngành hàng nhái của Trung Quốc đem về cho nước này 396 tỷ USD mỗi năm. Nhưng, tất nhiên điều này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng, làm chùn bước các nhà phát triển sản phẩm, khiến những công ty sáng tạo thực thụ lâm vào cảnh phá sản.

2. Trung Quốc ăn cắp công nghệ

 

 

 

Tệ hơn cả sao chép và hàng nhái, Trung Quốc còn là một Quốc gia tai tiếng với việc ăn cắp những công nghệ mật. Một nghiên cứu của tạp chí Wall Street Journal cho thấy cứ 10 vụ truy tố trong lĩnh vực công nghệ thì có tới 9 vụ có dính dáng tới các công ty Trung Quốc.

Họ ăn cắp những bí mật thương mại

Tháng 1 – 2018, Công ty American Superconductor của Mỹ kiện tập đoàn sản xuất tua-bin điện gió Sinovel của Trung Quốc sao chép trái phép phần mềm điều khiển tua-bin điện gió của mình. Vụ kiện trị giá lên tới 4,8 tỷ USD.

Họ gài người để đánh cắp bí mật công nghệ

Tháng 11 – 2016, kỹ sư Hsu Chih-Peng bị tuyên 18 tháng tù treo vì hành vi đánh cắp bí mật thương mại. Ông đã lén tải về, in ra và sao chép các tài liệu liên quan tới bí mật kinh doanh của Taiwan Semiconductor Manufacturing – nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan, để gửi cho một công ty đối thủ ở Trung Quốc.

Thậm chí, họ còn ăn cắp các bí mật quân sự

Tháng 1 và 2 – 2018, Các tin tặc từ Trung Quốc đã 2 lần xâm nhập máy tính của một nhà thầu hải quân Mỹ, đánh cắp một lượng lớn dữ liệu nhạy cảm liên quan đến tác chiến dưới biển, gồm cả kế hoạch phát triển tên lửa chống hạm siêu thanh trang bị cho tàu ngầm của Washington vào năm 2020.

Danh sách vẫn còn rất dài.

3. Trung Quốc với những chính sách bất công

 

 

Chính phủ Trung Quốc trong vài thập kỷ qua cũng thực thi những chính sách rất không công bằng nhằm sở hữu trí tuệ của Thế Giới:

  • Họ duy trì tỷ giá tiền tệ ở mức thấp mặc dù tốc độ nền kinh tế tăng trưởng chóng mặt. Nên dù có là nền kinh tế thứ 2 Thế Giới, giá nhân công và nguyên liệu của họ vẫn rẻ mạt so với Mỹ và Châu Âu. Khiến các công ty vẫn phải đổ về Trung Quốc.
  • Họ cưỡng chế chuyển giao công nghệ, bằng việc bắt các công ty phải chuyển giao các bản thiết kế công nghệ nếu muốn liên doanh với công ty Trung Quốc.
  • Họ tài trợ cho các công ty trong nước mua lại các công ty công nghệ nước ngoài, nhằm sở hữu chất xám một cách “hợp pháp” và đưa về nước.

Rất nhiều, rất nhiều chuyện đã xảy ra và tất cả đều nhằm “học hỏi” trí tuệ và công nghệ Thế Giới. Đây không phải ngẫu nhiên, mà là một chiến lược có chiều sâu của người Trung Quốc. Kết quả cho thấy họ đã thành công, tuy nhiên theo cách “chịu đấm ăn xôi” – Trung Quốc bị cả Thế Giới lên án bởi hành vi ăn cắp trí tuệ của mình.

Mỹ nhận ra chiếc bẫy quá muộn?

Có vẻ Mỹ đã nhận ra sự việc quá muộn, chỉ đến khi Trung Quốc thật sự thách thức công nghệ của Mỹ, và đến khi những vụ đánh cắp công nghệ diễn ra với quy mô lớn, họ mới có những bước đáp trả quyết liệt.

Và điều tất yếu đã diễn ra – chiến tranh thương mại nhằm phân định vị thế của 2 nước.

Trong 2 bài tiếp theo của series, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về áp lực Trung Quốc đặt lên Mỹ qua chiến lược “Made in China 2015”, bắt buộc Mỹ phải có những bước bước đáp quyết liệt: Chiến lược “Made in China 2025” – tham vọng của Trung QuốcChiến tranh thương mại – Sự đáp trả của Mỹ.

Surphi10