Những gã khổng lồ công nghệ đối đầu với nhau trên những mặt trận lớn. Tuy nhiên, những kẻ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mang lại những giải pháp sáng tạo nhất lại đến từ những startup.

1. Hệ sinh thái khởi nghiệp Thâm Quyến vs thung lũng Silicon

Nếu như Silicon từ xưa đến nay luôn được biết đến là nơi ươm mầm startup tốt nhất Thế giới, thì những năm gần đây Thâm Quyến dần được đánh giá cao hơn với những ưu thế rất đặc trưng.

Họ có những chính sách ưu đãi cho các Startup công nghệ về thuế, về tiền thuê đất, về chi phí nghiên cứu phát triển: Các startup công nghệ cao sẽ được miễn thuế 2 năm đầu và giảm 50% thuế trong 8 năm tiếp, mỗi trung tâm nghiên cứu sẽ được hỗ trợ gần 1 triệu 2 USD, Thâm Quyến cũng có chính sách chia sẻ công nghệ và tài nguyên thúc đẩy sản xuất.

Trong khi thung lũng Silicon đang dần có dấu hiệu lão hoá. Silicon đang cố gắng kiểm soát nền kinh tế, vào tạo ra những rào cản gia nhập cho những startup mới. Những rào cản đến từ các nhà đầu tư mạo hiểm, họ ngày càng cứng nhắc và muốn kiểm soát các startup nhiều hơn. Rào cản khác đến từ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quá khắt khe, làm tăng cao chi phí kiện tụng và làm phân tâm những nhà phát minh.

Ngoài Thâm Quyến, Trung Quốc còn những điểm nóng khởi nghiệp khác như ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Theo Viện Nghiên cứu Hurun, cứ mỗi ba ngày thì lại có một startup ‘kỳ lân’, đạt giá trị trên 1 tỷ USD mới ở Trung Quốc.

2. Các thành tựu

Ngoài các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tư, trong lĩnh vực công và nghiên cứu phát triển, Trung Quốc cũng có những thành tựu và bước tiến rất dài.

Công nghệ 4.0

Cuối năm 2016, Nhà Trắng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama đã công bố một kế hoạch chiến lược nghiên cứu về AI, trong đó thừa nhận Mỹ đã không còn dẫn đầu Thế giới về AI. Và ứng viên cho vị trí này có thể là Trung Quốc.

Trong chiến lược trọng điểm Quốc gia “Made in China 2025”, thì công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo cũng là những nhân tố chính sẽ giúp Trung Quốc thoát khỏi cảnh “công xưởng giá rẻ” và vươn lên dẫn đầu Thế giới.

Hiện nay, Trung Quốc và Mỹ là 2 Quốc gia đang dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. 2 nước chi hàng tỷ USD trong cuộc chiến chiếm vị thế dẫn đầu này:

Đầu tư trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo giữa Trung Quốc và Mỹ năm 1999 – 2017 – Theo: technode.com

Một trong những công nghệ đang được Trung Quốc tập trung đầu tư là 5G. Đây được coi là công nghệ trọng điểm trong 15 năm nữa, nó có thể giúp người dùng tải một bộ phim trong vài giây, nó có thể giúp hiện thực hoá “hệ thống cơ sở vật chất thế hệ mới” với hàng tỷ thiết bị được kết nối Internet, từ ô-tô không người lái tới thành phố thông minh.

5G được coi là một công nghệ trị giá 12 nghìn tỷ USD. Ai làm chủ được công nghệ này trước sẽ là người thống trị nền kinh tế toàn cầu, và người đang chiếm tiên cơ là Trung Quốc:

“Người Trung Quốc sắp giành chiến thắng. Họ đã có 5G. Họ đã tìm được cách. Thế giới sẽ vận hành thông qua hệ thống của Trung Quốc chứ không phải của Mỹ” – Britain’s Foreign Minister Boris Johnson được trích lời trong một bài báo của The Guardian.

Công nghệ quân sự & Vũ trụ

Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với Mỹ về công nghệ vũ trụ và quân sự.

Trung Quốc cũng đã đưa được người vào vũ trụ, tiến hành các thí nghiệm trên không gian. Trong năm 2016, Trung Quốc lần đầu tiên đã phóng nhiều tên lửa hơn Nga với 22 tên lửa và con số này xấp xỉ bằng với Mỹ.

Tính tới hiện nay Thế giới có 2 trạm không gian đang hoạt động, một là ISS thuộc NASA của Mỹ, và một là Thiên Cung 2 thuộc CNSA của Trung Quốc – trở thành trung tâm mới của Thế giới trong khoa học vũ trụ. Điều này cho thấy rõ tham vọng của Trung Quốc trong ngành công nghệ vũ trụ.

Năm ngoái, chiến hạm đầu tiên của Trung Quốc hoàn toàn chế tạo đã được đưa vào sử dụng – Tàu tuần dương Type 55. Khả năng của nó có thể khiến cả lực lượng hải quân NATO phải dè chừng. Về pháo binh, phòng không và tấn công trên bộ, Trung Quốc đã có các vũ khí có tầm bắn xa hơn của Hoa Kỳ.

Hiện nay, Trung Quốc đang là một cường quốc về Hải Quân với những công nghệ quân sự ưu tú.

Nước Mỹ tuy vẫn đang dẫn đầu Thế giới về công nghệ, nhưng hơi nóng của Trung Quốc phả ra từ phía sau đang rất gần. Nếu Mỹ không có những động thái quyết liệt hơn, ngôi vương sẽ sớm thuộc về tay Trung Quốc. Và khi làm chủ được công nghệ, Trung Quốc sẽ làm chủ được mọi thứ, từ kinh tế, quân sự, y tế đến công nghệ vũ trụ.

Trung Quốc đã làm thế nào?

Trung Quốc đã có những bước tiến nhanh chóng trong cuộc chiến công nghệ cao với Mỹ. Đây là thành quả của một chiến lược lâu dài, được chuẩn bị kỹ lưỡng từ 40 năm trước. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong loạt bài viết tiếp theo: Chiến lược “học hỏi” 40 năm của Trung Quốc, Chiến lược “Made in China 2025” – tham vọng của Trung QuốcChiến tranh thương mại – Sự đáp trả của Mỹ.

Surphi10