Ai sẽ là người đầu tư cho dự án khởi nghiệp của bạn và tại sao?
Số tiền đầu tư mà bạn cần dành được phụ thuộc vào giá trị và khả năng mở rộng của doanh nghiệp của bạn.
Một trong những sai lầm mà các startup hay mắc phải, đó chính là đánh giá không đúng mối quan tâm của các nhà đầu tư đối với dự án khởi nghiệp của mình.
Các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp vẫn luôn trăn trở với các câu hỏi hóc búa khi gọi vốn như: Nếu bạn đang suy nghĩ về việc thành lập doanh nghiệp, hoặc dự định phát triển doanh nghiệp nên một tầm cao mới, liệu bạn có muốn tập trung thu hút vốn đầu tư bên ngoài? Nếu câu trả là có thì kiểu nhà đầu tư nào sẽ coi doanh nghiệp của bạn là một dự án đầu tư hấp dẫn? Các nhà đầu tư mạo hiểm ư? Các nhà đầu tư thiên thần chăng? Bạn bè hay gia đình? Hay không phải bất cứ nguồn đầu tư nào trên đây?
Công cụ sau đây có thể hỗ trợ bạn đánh giá tốt hơn mối quan tâm của các nhà đầu tư, cũng như phần nào trả lời các câu hỏi hóc búa đó.
Đây là khung khái niệm giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Giải nghĩa ngắn gọn
Trục hoành của biểu đồ thể hiện cho mức hiệu suất vốn (từ mức độ thấp đến cao). Giả sử tất cả các điều kiện khác là như nhau, các nhà đầu tư sẽ ưa chuộng doanh nghiệp có hiệu suất vốn cao. Nghĩa là, hiệu suất vốn càng cao thì lợi nhuận thu về trên mỗi đồng vốn càng cao.
Trên cơ sở này, những doanh nghiệp có “có tiềm năng nhận được đầu tư” thường là
- (a) những doanh nghiệp chỉ cần số vốn vừa phải để phát triển, hoặc
- (b) những doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô nhanh chóng và hiệu quả khi được nhận thêm khoản đầu tư vừa phải.
Trục tung của biểu đồ biểu thị hệ số định giá (từ mức độ thấp đến cao).
Định giá là giá trị của công ty hay tổng giá trị tài chính đối với nhà đầu tư. Bởi vì trong giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp đều do các cá nhân thành lập, nên công ty không có giá chứng khoán trên thị trường đại chúng. Vì vậy các nhà đầu tư sẽ so sánh công ty khởi nghiệp với những công ty cùng mức để định giá trị của công ty khởi nghiệp đó.
Hệ số định giá sẽ được đánh giá dựa trên lợi nhuận hoặc tổng doanh thu của công ty trong 12 tháng. Nói chung, các doanh nghiệp có hệ số định giá cao sẽ sở hữu ba đặc tính sau:
- tiềm năng phát triển lớn,
- khả năng duy trì lợi nhuận lâu dài và
- thực sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các doanh nghiệp khác nhau sẽ được xếp vào đâu trên Biểu đồ Khả năng thu hút vốn của Doanh nghiệp. Chúng ta có bốn khu vực:
Góc phần tư số 1 (góc phải trên): Vốn đầu tư mạo hiểm
Những doanh nghiệp này vừa có hệ số định giá và hiệu suất cao. Tức là không cần đầu tư quá nhiều tiền để phát triển và mở rộng quy mô của những doanh nghiệp này. Những doanh nghiệp như vậy rất hấp dẫn đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư chiến lược, hoặc các nhóm các nhà đầu tư thiên thần.
Góc phần tư số 2 (góc trái trên): Vốn đầu tư dài hạn
Những doanh nghiệp này có hệ số định giá cao như các doanh nghiệp ở góc phần tư thứ nhất, thế nhưng lại có hiệu suất vốn thấp hơn.
Đó là bởi vì các doanh nghiệp này tăng trưởng chậm do thị trường kém phát triển. Các doanh nghiệp này phù hợp với những nhà đầu tư kiên nhẫn và không có mục đích kiếm lợi nhuận, chẳng hạn như gia đình và bạn bè, các nhà đầu tư thiên thần có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn, gói trợ hỗ trợ do chính phủ cung cấp, các chương trình vay vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Góc phần tư số 3 (góc dưới phải): Khởi động
Những doanh nghiệp này có xếp hạng thấp trên thang hệ số định giá, thế nhưng lại có hiệu suất vốn cao (cần số tiền đầu tư vừa phải để phát triển và mở rộng). Hãy coi những doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ ba là những doanh nghiệp cá nhân. Các nhà đầu tư có thể phát triển doanh nghiệp này với số tiền đầu tư vừa phải.
Góc phần tư số 4 (góc dưới trái): Vùng chết
Các doanh nghiệp tại khu vực này rất khó thu hút được các doanh nhân đầu tư bởi lẽ những doanh nghiệp này cần nhiều vốn để thành lập và hơn thế nữa khi doanh nghiệp vận hành số tiền đầu tư sẽ còn lớn hơn nữa. Hệ quả là các nhà đầu tư sẽ tránh xa những ý tưởng khởi nghiệp như vậy.
Bạn có thể sử dụng công cụ này như thế nào?
Bạn có thể áp dụng Biểu đồ Khả năng thu hút vốn đầu tư để có quyết định xem bạn có nên vận động nguồn vốn đầu tư bên ngoài, và từ kiểu nhà đầu tư nào.
Nếu doanh nghiệp của bạn có hệ số định giá cao thì quy mô thị trường chính là yếu tố chính quyết định liệu bạn ở góc phần tư thứ hai (Đầu tư dài hạn) hay góc phần tư thứ nhất (Đầu tư mạo hiểm).
Sản phẩm dành cho thị trường ngách sẽ đẩy doanh nghiệp sang góc phần tư thứ hai, trong khi đó thị trường lớn phổ biến và hệ thống sản phẩm rộng lớn hơn thường sẽ đẩy doanh nghiệp sang góc phần tư thứ nhất.
Mặt khác, nếu doanh nghiệp của bạn xếp hạng thấp trên trục tung (tức là có chỉ số định giá thấp), chi phí thành lập chính là yếu tố quyết định doanh nghiệp của bạn bên trái hay bên phải trên trục hoành. Công ty có thể được thành lập với số vốn vừa phải sẽ rơi vào góc phần tư thứ ba (khởi đầu), trong khi đó những doanh nghiệp cần tới số vốn lớn để thành lập (chẳng hạn như để xây dựng nhà máy, cửa hàng lớn hoặc mua số lượng lớn trang thiết bị) sẽ bị xếp vào vào góc phần tư thứ bốn (Vùng chết).
Trong giai đoạn đầu của sự phát triển của công ty, Biểu đồ thể hiện Khả năng Thu hút vốn sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu đáo về ưu và nhược điểm của các mô hình doanh nghiệp khác nhau.
Chẳng hạn như, nếu bạn là doanh nhân có niềm đam mê với việc kinh doanh nhạc cụ, vậy thì doanh nghiệp của bạn sẽ rời vào góc phần tư thứ ba vì bạn cần phải xây dựng cửa hàng. Bạn sẽ phải đối mặt với tổng chi phí cao và khó khăn trong việc thuê địa điểm. Vì doanh nghiệp của bạn khó nhận được đầu tư, vậy nên bạn cần nâng cấp nó hơn nữa.
Hoặc bạn cũng có thể học hỏi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc góc phần tư thứ hai (hoặc thậm chí là góc phần tư thứ nhất) và tạo ra thị trường thương mại điện tử, tại đây những người bán nhạc cụ có thể tìm thấy người mua. Bằng cách chuyển đổi mô hình kinh doanh, bạn sẽ bớt cần tới tiền vốn đầu tư để xây cửa hàng trong quá trình bạn mở rộng quy mô doanh nghiệp, nâng cao khả năng thu lợi nhuận và mở rộng quy mô.
Trong ví dụ này, mô hình doanh nghiệp sau không chỉ có nhiều tiềm năng nhận được vốn hơn mà còn có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận hơn. Kết quả là bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn ngay cả khi bạn đang ngủ.
Hoàng Kim Dung (Theo Entrepreneur)