7 nhân tố định giá một startup (phần 2)
Việc tập trung vào doanh thu mà không hề suy nghĩ tới biên lợi nhuận, khả năng tạo lợi nhuận hoặc luồng tiền thì chẳng khác nào bạn đang đâm đầu vào thất bại.
3. Lợi nhuận: Công ty của bạn có thể kiếm được tiền như thế nào?
Bất cứ ai cũng có thể khoe doanh thu khủng nếu nhận được nhiều nguồn đầu tư khác nhau. Những chương trình khuyến mãi, hạ giá và quà tặng là những cách dễ nhất để thu hút khách hàng và tăng doanh thu.
Tuy nhiên, việc tập trung vào doanh thu mà không hề suy nghĩ tới biên lợi nhuận, khả năng tạo lợi nhuận hoặc luồng tiền thì chẳng khác nào bạn đang đâm đầu vào thất bại. Ví dụ điển hình cho điều này chính là thất bại của những doanh nghiệp thương mại điện tử.
Startup tỷ đô đầu tiên của châu Phi là Jumia đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng việc tập trung phát triển vào lợi tức đầu tư và khả năng sinh lời ngay cả trong một ngành công nghiệp định hướng doanh thu như thương mại điện tử.
Thay vì tập trung tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, Jumia lại nhắm tới tối ưu hóa doanh thu thông qua chiếc lược tung ra chiến dịch quảng cáo nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể. Kết quả đạt được vô cùng kỳ diệu. Lợi tức chi tiêu trên quảng cáo tại Ai Cập là 57% và tại Nigeria là 120%. Nhờ đó, Jumia đã trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất tại châu Phi.
4. Giá trị thương hiệu
Với tư cách là người tiêu dùng, khách hàng trước tiên cần phải biết tới doanh nghiệp trước khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Sự nhận diện và tái hiện thương hiệu là cực kỳ quan trọng đối với thành công của một startup. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể dùng tiền để mua lại giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu có thể phát triển nhờ vào phương thức truyền miệng, quan hệ quần chúng và các phương thức khác nữa.
Giá trị của SpaceX là khoảng từ $20- $25 và còn tiếp tục tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Trên thực tế, SpaceX đã thành công thành công lấn sang ngành chế tạo vệ tinh có chi phí thấp. Điều này đã khiến các đối thủ của công ty này đứng ngồi không yên. Thế nhưng giá trị lớn mà SpaceX có được đa phần là nhờ vào hiệu ứng hào quang do người sáng lập Elon Musk mang lại.
5. Tần suất của sự truyền vốn
Khách hàng không phải là người duy nhất mắc hội chứng sợ bị bỏ lỡ (FOMO). Khi các nhà đầu tư biết được rằng startup đã nhận được tiền đầu tư rất nhiều lần trước đây, sự hứng thú của họ sẽ tăng lên. Rõ ràng, các nhà đầu tư trước đây của startup luôn tin rằng nó sẽ hoạt động tốt, vậy nên họ nghĩ rằng họ sẽ bỏ lỡ mất cơ hội nếu để vuột mất mối đầu tư.
Đó chính là cách tiền đẻ ra tiền trong giới khởi nghiệp.
Trong khi số lượng nguồn vốn đầu tư được thu hút bởi startup sẽ giúp người sáng lập giành lấy các thương vụ thì số nguồn đầu tư startup nhận được trong quá khứ sẽ là nhận tố giúp thu hút nguồn vốn đầu tư mới. Đối với các nhà sáng lập, công việc khó khăn nhất là thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào tầm nhìn chiến lược của công ty và bỏ ra vốn ban đầu.
Một khi công ty đã có thể tự khẳng định bản thân, vòng vốn tiếp theo sẽ xuất hiện trên cơ sở của những vòng vốn cũ trước đó. Hãy tích cực quảng bá công ty của bạn trong cộng đồng các nhà đầu tư nhé.
6. Sự cạnh tranh và thời cơ thị trường
Đối với các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh sao chép, sự cạnh tranh nghe có vẻ tuyệt vời. Thế nhưng đối với các doanh nghiệp mới hoàn toàn, thì đây thực sự là thách thức to lớn.
Khi công ty startup bước vào một thị trường mới hoặc phát triển một thị trường thông qua khái niệm kinh doanh truyền thống, các nhà sáng lập sẽ phải đối mặt với hai nhiệm vụ mới. Trước là phải thuyết phục các nhà đầu tư, và sau là phải thuyết phục khách hàng rằng ý tưởng kinh doanh của họ rất tuyệt vời.
Mặt khác, khi bước chân vào một thị trường cũ đã có mặt nhiều công ty lâu năm, startup có mô hình kinh doanh sao chép sẽ phải đụng độ với nhiều đối thủ và bị hạn chế tiềm năng phát triển. Hiện thực tàn khốc này được phản ánh trong việc gọi vốn.
Tuy nhiên, nếu bạn là kẻ hủy diệt như công ty khởi nghiệp Warby Parker, bạn chẳng cần gì phải lo lắng. Startup này không chỉ là doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tiên sở hữu dây chuyền sản xuất tích hợp theo chiều dọc, mà nó còn mạnh dạn tạo ra một thị trường ngách cho riêng mình trên thị trường mắt kính. Từ giá trị ban đầu là 1,2 tỷ USD, Warby Parker đã xoay sở để đạt được mức giá trị 215 triệu USD chỉ trong vòng năm năm.
7. Nắm rõ mô hình kinh doanh
Số lượng vốn thu hút được và sự định giá gói gọn trong doanh nghiệp của bạn và khả năng vận hành công ty. Khi bạn có tầm nhìn xa, bạn có thể đưa ra quyết định tạo ra sự khác biệt thực sự.
Facebook là một ví dụ. Trong thời kỳ đầu, Mark Zuckerberg và các nhà sáng lập đã dành rất nhiều thời gian và sức lực để tìm kiếm nhà quảng cáo cho trang mạng của họ. May măn thay Facebook đã không trở thành trang mạng kín mít nhưng quảng cáo, thay vào đó, Facebook đã thực sự trở thành một công ty khởi nghiệp có giá trị thực dựa trên dữ liệu người dùng khổng lồ.
Dù doanh nghiệp của bạn lớn hay nhỏ, giá trị sẽ đến miễn là bạn biết sáng tác ra những ‘bản nhạc’ dự án hấp dẫn các nhà đầu tư.
Hoàng Kim Dung (Theo Entrepreneur)