Bong bóng startup kỳ lân ngày càng phình to
Bong bóng công nghệ của những công ty khởi nghiệp chưa niêm yết trị giá trên 1 tỷ USD (startup kỳ lân) đã phình hết cỡ, nhất là ở Silicon Valley (Mỹ) có thể vỡ từ bây giờ. Và các khoản lỗ khổng lồ sẽ xảy ra đối với các nhà đầu tư mạo hiểm vào những kỳ lân này.
Năm 2014 có 42 startup kỳ lân ở Mỹ, năm 2015 tăng lên 43. Năm 2017, 33 công ty startup của Mỹ trở thành kỳ lân trong số 53 công ty trên thế giới. “Theo dữ liệu của PitchBook, tính đến 15/5/2018 đã có thêm 11 kỳ lân.
Và tôi tin rằng 279 kỳ lân được TechCrunch ghi nhận trên toàn thế giới vào cuối tháng 2/2018 đã là cao nhất. Như vậy là bong bóng startup đã giãn đến hạn” – Keith Wright – giảng viên dịch vụ kế toán và thông tin tại Khoa Kinh doanh Đại học Villanova (Mỹ) nhận định.
Will Gornall – Đại học British Columbia và Ilya Strebulaev – Đại học Stanford (Mỹ) khảo sát 135 startup được cho là kỳ lân, kết luận rằng, chỉ có 35% startup đúng là startup kỳ lân, còn lại không đạt con số đó.
Năm 1999, trung bình của một công ty công nghệ trước khi lên sàn là 4 năm, bây giờ là 11 năm. Động lực mới là lượng vốn tư nhân đổ vào startup kỳ lân tăng lên. Các nhà đầu tư mạo hiểm, kể cả các quỹ phòng vệ và quỹ tương hỗ ở Mỹ bỏ vốn vào các startup kỳ lân ngày càng nhiều khi năm 2012 có Đạo luật Việc làm loại bỏ các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, vì ngày càng ít IPO (cổ phiếu ra công chúng) diễn ra.
Các điều kiện pháp lý mới đem lại cho một số cổ đông quyền hạn hơn những cổ đông khác, dẫn đến hậu quả là việc đánh giá quá mức startup kỳ lân diễn ra tràn lan. Một mô hình tính toán được Đại học St. Gallen và Đại học Villanova (Mỹ), xây dựng ước tính rằng, các startup kỳ lân đã được đánh giá quá giá 49% so với giá trị thực.
Theo Keith Wright, tháng 3/2017, Snap IPO với giá 17USD một cổ phiếu, nhưng tăng đến 44% trong ngày đầu giao dịch, hiện nay giảm còn 11USD. Dropbox cũng ra công chúng, ngày đầu tiên cổ phiếu tăng lên 36%, nhưng chỉ với 200.000 khách hàng thanh toán so với 500 triệu người dùng, ai cũng lao vào mua cổ phiếu.
Một startup khác được đánh giá cao là Blue Apron ra công chúng với giá 10USD mỗi cổ phiếu vào tháng 6 năm ngoái và hiện được giao dịch giá 3USD. Hãy nhớ lại Fitbit, năm 2015 giá cổ phiếu là 45USD, hiện nay chỉ giao dịch trên 5USD.
Không phải tất cả startup kỳ lân IPO đều đã hoặc sẽ thất bại. Công ty phần mềm Atlassian là điển hình tích cực của một kỳ lân, nếu so với tỷ lệ thất bại của các công ty Mỹ sau 5 năm hơn 50%. Nhưng khi Atlassian trả 425 triệu USD để mua Trello không đầy một năm sau khi IPO, cho thấy một yếu tố khiến kỳ lân thất bại.
Trello đánh bại Atlassian bằng chức năng phần mềm cao cấp hơn, nên Atlassian buộc phải mua Trello trước khi quá muộn. Nhưng họ thực hiện trò “nhào lộn” được bao nhiêu lần trước khi được tròn một tuổi?
Nhưng không phải chỉ có startup kỳ lân được đánh giá quá cao. Startup mỹ phẩm Birchbox được các nhà đầu tư mạo hiểm đổ vào gần nửa tỷ USD cách nay vài năm rồi nó được bán lại cho một trong các nhà đầu tư trước đó giá 15 triệu USD.
Các kỳ lân chẳng còn có thể uốn lượn trong việc xài tiền nhà đầu tư, và nếu họ vội vàng IPO sau khi kéo lê đôi chân trung bình 11 năm, tình hình có thể ảm đạm.
Các đánh giá startup-tỷ-đô không phải là một chỉ báo an toàn. Những công ty đốt tiền nhiều hơn số huy động sẽ không thể tốt hơn trở lại. Chiến thuật “lớn nhanh” mà nhiều nhà đầu tư mạo hiểm áp dụng sẽ thất bại.