Các đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên của hai “gã khổng lồ” gọi xe – Uber và Lyft được kỳ vọng sẽ thành công nhưng rồi vẫn bị xem là “buồn tẻ” hay thậm chí là “thảm họa”. Con đường gập ghềnh của họ báo hiệu gì cho Airbnb, người khổng lồ trong lĩnh vực chia sẻ căn hộ toàn cầu, dự định ra mắt công chúng vào năm tới?

Lyft, Uber và Airbnb đều tận dụng một phương pháp mới để tạo và nắm bắt giá trị khách hàng, so với các đối thủ truyền thống của họ. Thay vì thực hiện và cung cấp một dịch vụ, các nền tảng đa diện này điều phối nhu cầu từ người mua với nhu cầu từ người bán. Các công ty này kết nối người lái hoặc người thuê nhà với khách hàng hoặc chủ căn hộ, làm giảm sự phức tạp của việc tìm kiếm khách hàng sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch các bên cùng có lợi. Trong quá trình này, họ kiếm được các khoản hoa hồng ấn tượng, mở khóa tiềm năng của các tài sản có mức sử dụng thấp – xe hơi hoặc nhà trống – và do đó giảm chi phí dịch vụ, giải phóng nhu cầu phục vụ thấp.


Brian Chesky, CEO của Airbnb. Ảnh: AP Photo/Richard Drew.

Năm gã khổng lồ (hay còn gọi là Big Five) – Amazon, Apple, Facebook, Microsoft và Google – đều là những nền tảng đa diện, giống như Lyft, Uber và Airbnb. Những người khổng lồ này bao gồm những người mới nhất tham gia vào mười công ty có giá trị nhất thế giới. Tuy nhiên, không giống như Big Five, Lyft, Uber và Airbnb là những người đang chia sẻ các liên doanh.

So với Amazon, giúp người bán chuyển quyền sở hữu sản phẩm cho người mua, các công ty chia sẻ không chuyển quyền sở hữu. Thay vào đó, họ giúp chủ sở hữu tài sản bán một dịch vụ tạm thời thay vì chính tài sản đó. Các công ty chia sẻ này hầu như không cần đầu tư vốn vào hàng tồn kho hoặc các dịch vụ hậu cần vật lý. Kết quả là, chúng có hiệu quả để bắt đầu, mở rộng quy mô và vận hành. Mặc dù chúng ứng dụng CNTT ở quy mô lớn, nhưng chúng lại không phụ thuộc vào bằng sáng chế hoặc bí mật thương mại.

Cho đến khi Lyft và Uber vấp ngã, một doanh nghiệp khai thác hiệu ứng mạng thông qua một nền tảng đa diện trong nền kinh tế chia sẻ được xem như Những gã khổng lồ tiếp theo của thế giới (Next Big Thing).

Tuy nhiên, khó khăn của Lyft và Uber tệ hơn so với Airbnb. Một người tiêu dùng đứng trên một góc phố tìm kiếm một chuyến đi có nhiều lựa chọn. Nếu Uber không có sẵn xe ở gần, người tiêu dùng có thể kiểm tra trên Lyft một cách nhanh chóng mà không bị trễ hoặc phạt. Taxi truyền thống nhận ra mối đe dọa từ các ứng dụng này và đã cắt giảm phí của họ để trở thành một giải pháp thay thế cạnh tranh. Và giao thông công cộng luôn rẻ, mặc dù thường không thuận tiện. Việc người gọi xe và tài xế chuyển đổi giữa Lyft và Uber đã tạo ra một cuộc chiến giá cả, để giảm chi phí cho người gọi xe và tăng tiền bồi thường cho tài xế. Kết quả là các công ty này liên tục báo lỗ.

Thực tế thì các công ty này cung cấp các dịch vụ khác nhau – vận chuyển và nhà ở – khiến họ gặp phải những thách thức kinh tế vĩ mô và vĩ mô khác nhau. Airbnb có mô hình kinh doanh tương đối ổn định hơn nên có sức hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư. Nhưng không phải là họ không có những vấn đề đáng lưu tâm.

Trước thời điểm IPO, tháng 03/2019, Airbnb tuyên bố sẽ mua lại nền tảng chuyên nhận đặt phòng khách sạn vào giờ chót mang tên HotelTonight và không tiết lộ số tiền bỏ ra.

Airbnb được biết tới nhờ dịch vụ kết nối những chủ nhà có phòng dư với khách du lịch. Giờ đây công ty kỳ lân có giá trị 31 tỉ USD này mong muốn trở thành nền tảng mà mọi khách du lịch phải nghĩ tới, dù họ có thuê khách sạn trong chuyến đi.

Thương vụ sáp nhập này là tất yếu với Airbnb, một doanh nghiệp có mối quan hệ “nửa bạn – nửa thù” với ngành khách sạn. Trong 10 năm qua, Airbnb và các khách sạn truyền thống đã cạnh tranh không khoan nhượng tại những thành phố phát triển như New York, góp phần thúc đẩy phân khúc khách sạn hạng sang phát triển. Tháng 2.2018, Airbnb thông báo sẽ mở thêm hạng mục “khách sạn” trên trang web của mình, với 24.000 phòng khách sạn hạng sang và 180.000 phòng và nhà riêng cho thuê, con số cao hơn gấp đôi so với một năm trước, Airbnb cho hay.

Việc mua lại HotelTonight sẽ giúp Airbnb rũ bỏ hình ảnh nền tảng cho thuê nhà riêng như trước đây. Sam Shank đã thành lập nên HotelTonight vào năm 2010 và nổi tiếng nhờ đem lại cho khách hàng các gói khách sạn giá tốt cận ngày cần thuê trên trang web và ứng dụng, một lĩnh vực Airbnb luôn khao khát chinh phục trong nhiều năm. Startup này đã kêu gọi được khoản vốn 117 triệu USD từ các nhà đầu tư như Accel, Coatue Management và Battery Ventures. Năm 2016, công ty lọt vào danh sách những startup tỉ đô tương lai của Forbes với doanh thu trong năm lên tới 60 triệu USD.

Airbnb vẫn chưa có kế hoạch chuyển tất cả những khách sạn có sẵn trong hệ thống của HotelTonight lên cả trang web và ứng dụng của Airbnb, vì cho rằng các khách sạn cũng cần phải giữ những ranh giới và chuẩn mực riêng để họ không chấm dứt hợp đồng với HotelTonight.

Tuy vậy việc chuyển đổi sang cung cấp cả phòng ở tại các chuỗi khách sạn danh tiếng là một động thái rất khác so với gốc rễ của Airbnb, trước giờ vốn tập trung vào hình thức chỗ ở chia sẻ mang đậm tính cộng đồng.

“Tôi thường hay nói đùa rằng chúng tôi là “giải pháp thay thế” lớn nhất thế giới,” Brian Chesky, CEO của Airbnb bày tỏ với Forbes vào tháng 2.2018. “Khi chọn một thứ gì đó để dự phòng, ta sẽ gọi đó là giải pháp thay thế. Nhưng 300 triệu người cùng chọn một giải pháp thay thế? Đó là một điều vô cùng hiếm hoi.”

Airbnb bước sâu hơn vào ngành kinh doanh khách sạn khi thời điểm thực hiện IPO đang tiến rất gần. Chesky đã hứa hẹn rằng công ty của ông sẽ chính thức bước chân lên sàn chứng khoán vào năm tới với giá trị vốn hóa ước tính sẽ không hề nhỏ. Trong những năm qua, Airbnb đã bành trướng từ cho thuê nhà ở cho tới cung cấp các trải nghiệm du lịch, thậm chí cả đặt bàn nhà hàng và quán ăn.

Gần đây công ty cũng đã chiêu mộ Fred Reid, cựu CEO của hãng hàng không Virgin America, để phát triển mảng trải nghiệm vận chuyển. Với việc mua lại HotelTonight, Airbnb đang lắp cho mình thêm một đôi cánh nữa, hứa hẹn sẽ bay xa hơn trên chặng đường sắp tới.

Tú Oanh