Ở bài viết này, chúng tôi nói về người đứng đằng sau ý tưởng về một Blockchain đầu tiên trên thế giới dành cho nền kinh tế Camera của Umbala Network — CEO & Founder Nguyễn Minh Thảo.

Nguyễn Minh Thảo sinh năm 1982 tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Khởi nghiệp từ năm 2002, anh là một gương mặt quen thuộc trong giới khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam và đã sở hữu nhiều công ty với tiềm năng phát triển lớn. Dấu mốc khiến anh được nhiều người biết đến chính là khoản vốn đầu tư trị giá 260.000 USD anh đã kêu gọi được trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa thứ nhất nhờ một bài thuyết trình xuất sắc sau đó đã lan tỏa khắp cộng đồng mạng Việt Nam.

Con đường khởi nghiệp với những thành công

Chặng đường làm khởi nghiệp của anh là một con đường dài gần 15 năm với rất nhiều sự biến chuyển của thế giới nói chung và của thế giới công nghệ nói riêng. Trong một dịp tình cờ, anh trò chuyện với các bạn và biết người giàu nhất thế giới thời điểm đó là Bill Gates. Anh hỏi: “Gã đó làm gì mà nó giàu thế?”. Mọi người nói rằng ông đó làm công nghệ thông tin. Trước đó, anh không biết gì về Công nghệ Thông tin, nhưng anh quyết định là mình sẽ học Công nghệ Thông tin và sẽ mở công ty về lĩnh vực này.

CEO & Founder Nguyễn Minh Thảo

Từ đó dến nay, anh đã từng thành lập CNC Software năm 2006–2012, CNC Mobile năm 2012–2014, và Umbala Labs từ năm 2014 hiện vẫn còn hoạt động. Hiện tại anh đang là Founder, CEO và là người định hướng sản phẩm cho Umbala Network — nền tảng Blockchain giúp giải quyết bài toán cân bằng giữa tính phi tập trung (decentralized) và tính tăng trưởng được (scalable) của Blockchain, qua đó giúp xây dựng một hệ sinh thái kinh tếcác ứng dụng camera đầu tiên trên thế giới.

Con đường khởi nghiệp của anh bắt đầu từ năm thứ tư Đại Học khi anh nghĩ là mình cần thành lập công ty và đổi cách suy nghĩ thành người làm kinh doanh. Năm 2006, anh thành lập CNC Software với các anh em sinh viên, làm sản phẩm cho thị trường trong nước.

Cuối năm 2006, mọi người rời đi và chỉ còn một mình anh ở lại công ty. Anh quyết tâm làm tiếp khởi nghiệp bằng con đường outsourcing. Số tiền thu về, anh dùng để phát triển công ty CNC Software. Chỉ trong 1 năm sau tức năm 2007, CNC Software trở thành công ty outsourcing được dân công nghệ biết đến nhiều với quy mô tăng lên 23 người.

Đến cuối năm 2008, công ty anh lâm vào khó khăn bởi khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nặng nề đến các công ty outsourcing. Thời điểm đó, công ty cũng đang đầu tư tiền vào lĩnh vực làm sản phẩm nhưng chưa đạt được thành công như mong đợi. Anh quyết định thực hiện việc tái cấu trúc công ty khi giảm số người từ 23 người xuống còn 5 người.

Năm 2009, anh phát triển lại công ty từ 5 người này, tiếp tục làm web outsourcing để tồn tại. Tuy nhiên, anh quyết định rằng phải tìm một hướng đi mới mạo hiểm hơn nhưng mang lai tương lai sáng lạng hơn cho công ty. Anh chọn làm Mobile (iOS, Android). Năm 2010, công ty của anh tăng trưởng lên lên 30 người, và sản phẩm mobile đầu tiên của công ty là Tim Books (mạng xã hội đọc sách trên di động đầu tiên tại Việt Nam) đã đạt giải 3 Nhân Tài Đất Việt trong cùng năm.

Năm 2011, anh chính thức thành lập CNC Mobile và phát triển sản phẩm Tim Shot (mạng xã hội ảnh trên mobile đầu tiên tại Việt Nam, ra đời chỉ sau Instagram 4 tháng). Với ứng dụng này, CNC Mobile được xếp hạng trong top 20 doanh nghiệp sáng tạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương — một cuộc thi do tập đoàn toàn cầu Intel tổ chức.

Thành công nối tiếp thành công, công ty anh được nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư và liên tục phát triển các sản phẩm mới như Tim Box (năm 2012, sản phẩm đầu tiên do một công ty Việt Nam, của người Việt Nam thiết kế và phát triển tham dự TechCrunch Disrupt SF 2012), uBox (năm 2013, đạt khoảng 500.000 người dùng tại Việt Nam sau 2 tháng ra mắt). Tuy nhiên, với kỳ vọng thành công cao, thực sự muốn làm được điều gì đó lớn lao có thể thay đổi thế giới, anh đã quyết định khai tử những ứng dụng trên do không đạt được KPI người dùng.

Sau này, trong cuộc chiến của những nền tảng mạng xã hội mobile trên toàn thế giới nói chung, kẻ chiến thắng cũng chính là những Facebook, Instagram, Youtube — những người khổng lồ được rót số vốn đến hàng tỷ USD và tốn nhiều năm để phát triển. Dù sao, việc nhìn nhận ra một xu hướng sẽ tạo ra những công ty tỷ USD và bắt đầu sớm hơn cả những kể sau này sẽ thành công cũng đã thể hiện tầm nhìn của Nguyễn Minh Thảo.

Sau khi chuyển hướng, anh tập trung vào một xu thế mới của những ứng dụng camera/video trên mobile là ứng dụng chat video và livestreaming camera. Anh xây dựng Umbala.Tv — ứng dụng di động trước hết cho phép người dùng nhắn tin video dài tối đa 12 giây, tồn tại trong 12 giờ và sẽ tự mất đi khi người nhận trả lời tin nhắn. Sau khi ra mắt một thời gian, Umbala.Tv này được Apple bình chọn là một trong những ứng dụng mới tốt nhất tại thị trường Đức, Thụy Sĩ và Úc mà không tốn một đồng marketing nào.

UmbalaTV

Sau đó, anh chuyển hướng và biến Umbala.Tv trở thành ứng dụng giúp người dùng quay clip hát karaoke ngắn, diễn hát nhép vui, trình diễn khả năng hài hước, biểu diễn tài năng nhảy của mình, livestreaming… Với ứng dụng này, người dùng có thể sử dụng nhiều hiệu ứng hình ảnh khác nhau để làm video của mình thêm sinh động. Có thể hình dung một phiên bản của Umbala.Tv là tiktok — ứng dụng video đình đám của Trung Quốc mới đây đã được định giá cao nhất trong lịch sử startup thế giới, tuy nhiên Umbla.Tv đã ra đời trước tiktok.

Sản phẩm Umbala.Tv phiên bản thứ 2 này đã mang về cho công ty của anh rất nhiều sự công nhận. Năm 2015, anh đem Umbala.Tv đi thi và giành chiến thắng tại cuộc thi Khởi nghiệp Việt Nam của tạp chí Forbes. Ở tầm thế giới, Umbala.Tv cũng được vinh danh trong nhiều cuộc thi khởi nghiệp nổi tiếng như SingTel Accelerator Challenge, DST Asia Pacific Challenge…

Đến cuối năm 2016 — đầu năm 2017, Umbala.Tv đã nhận được khoản vốn đầu tư trị giá $260,000 USD từ các ‘cá mập’ trong chương trình Thương vụ Bạc tỷ — một version Việt Nam mô phỏng y hệt chương trình Shark Tank tại Mỹ và nỏi tiếng trên toàn thế giới. Lần xuất hiện này đã mang đến cho anh tiếng vang lớn trong cộng đồng khởi nghiệp.

Xuyên suốt chặng đường khởi nghiệp, Nguyễn Minh Thảo đã đạt nhiều giải thưởng khởi nghiệp như hởi top 10 SingTel Accelerator Challenge 2014, top 20 Intel DST Asia Pacific Challenge 2011, top 2 Samsung Challenge 2011, top 3 giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2010. Đây là những minh chứng cho sự nhiệt huyết với những sản phẩm công nghệ của anh.

Umbala Network: Blockchain, hay là cơ hội từ thế hệ mới đầy cách mạng của những ứng dụng camera

Trong cuộc gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam, Nguyễn Minh Thảo đã đề cập đến ý tưởng sử dụng Blockchain cho các ứng dụng livestream nói chung và các ứng dụng camera nói riêng. Trong tương lai, với số lượng các camera vô cùng lớn với đa dạng những chủng loại, cùng với sự phát triển của các công nghệ khác bên cạnh Blockchain, rõ ràng một bức tranh về một nền kinh tế Camera với sự trao đổi giữa người người trên mọi khía cạnh như giao tiếp, buôn bán đều được thực hiện trên camera là điều vô cùng hứa hẹn.

Nhận biết được điều này, ý tưởng về Umbala.Tv được nâng cấp trở thành Umbala Network — một nền tảng Blockchain cho những ứng dụng camera như Umbala.Tv. Đây là một bức tranh lớn, lớn hơn rất nhiều nếu so với ý tưởng trước đây Umbala.Tv. Trên nền tảng Umbala Network, Umbala.Tv cũng sẽ được thử nghiệm để trở thành ứng dụng phi tập trung đầu tiên trong hệ sinh thái Umbala Network.

Vậy tại sao Nguyễn Minh Thảo lựa chọn tham gia cuộc chơi đầy mới mẻ và thử thách với Blockchain này? Tất cả những điều đó đến từ kinh nghiệm làm khởi nghiệp của anh. Đã trải qua rất nhiều các công nghệ, các sản phẩm mới trong 1.5 thập kỷ qua, anh hiểu rằng Blockchain, với sự phát triển mạnh mẽ đồng thời của những công nghệ đầy sức mạnh khác như AI, VR, AR, đang đặt thế giới đang đứng trước một thế hệ mới của nền kinh tế Camera: Camera Economy 4.0.

Và như vậy, Umbala Network hoàn toàn có thể trở thành người đi tiên phong trong Camera Economy 4.0. Giấc mơ này đang trong quá trình trở thành hiện thực khi Umbala.Tv đã đang được cải tiến để trở thành ứng dụng đầu tiên trong Camera Economy 4.0 mà Umbala Network xây dựng. Cùng với đó, theo Roadmap dự án thì ngay trong Quý 4 2018 này, bản MVP của Umbala Network cũng sẽ được ra mắt trước công chúng.

Tất nhiên, để những kỳ vọng trên là có cơ sở, bản thân công nghệ Blockchain cũng cần phải chứng minh mình trước những thử thách công nghệ mà nó đang phải đối đầu: làm sao để Blockchain nhanh hơn, bảo mật hơn mà vẫn đảm bảo sự phi tập trung.

Đây cũng là một bài toán mà Blockchain của Umbala Network đã cố công giải quyết (Bạn đọc có thể đọc lời giải của Umbala Network ở đây hoặc ở đây). Có trong tay lời giải, Nguyễn Minh Thảo vì thế vẫn có một niềm tin rất lớn với Blockchain và tiền điện tử.

Theo anh, vào thời điểm thị trường đang chững lại này, những người tham gia với tâm thế đầu cơ sẽ được loại bỏ, đổi lại là những người nghiên cứu về công nghệ sẽ gia tăng. Điều này làm cho hệ sinh thái Blockchain bền vững hơn, những dự án được ra mắt trên thị trường vào thời điểm này cũng sẽ quan tâm nhiều hơn đến mặt công nghệ và đó chính là là những dự án tốt và đáng đề đầu tư.

Với kinh nghiệm 15 khởi nghiệp, trong đó có hơn 8 năm làm những nền tảng liên quan đến camera, Nguyễn Minh Thảo tin rằng những định hướng mình đang đặt ra cho Umbala Network, tầm nhìn của mình về nền kinh tế Camera là đúng đắn và sẽ mang về những thành công lớn cho dự án sau này.

Umbala Network