Nếu ngày mai, 90% cơ hội là trời sẽ mưa, thì liệu bạn vẫn muốn đi dã ngoại với bạn bè? Rất có thể, bạn sẽ có một kế hoạch B chắc chắn hơn hoặc chọn giải pháp là thay đổi thời gian.

Theo tác giả Neil Patel, của tạp chí Forbes, 90% người khởi nghiệp có nguy cơ gặp thất bại trong kinh doanh. Đó là một thực tế ảm đạm.

Tuy nhiên, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp không rơi vào bẫy “Thất bại khi lên kế hoạch và lên kế hoạch bị thất bại”, vẫn có một số tố chất mà qua đó người khởi nghiệp cần tiếp cận và học hỏi, để đạt mức thành công 10% trong kinh doanh như bao người vẫn mơ ước. Để khởi nghiệp không phải là một chuyến dã ngoại dưới trời mưa, dưới đây là những điều bạn cần lưu ý.

Mọi người muốn những gì bạn có

Lý do hàng đầu mà phần lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại, là bởi vì họ đang bán những sản phẩm mà khách hàng không cần đến. Có đến 42% doanh nghiệp khởi nghiệp gặp thất bại thừa nhận rằng, việc thiếu thị trường cần thiết cho sản phẩm, là một trong số các lý do lớn nhất dẫn đến sự thất bại.

Nếu bạn lên kế hoạch dành phần lớn thời gian thức dậy của mình để cố gắng bán một sản phẩm, thì trước tiên bạn hãy chắc rằng đó là sản phẩm tốt nhất, dành cho thị trường tốt nhất. Vậy nên, bạn dành thời gian để điều tra, nghiên cứu trước khi thực hiện kinh doanh, đồng thời đánh giá những nhu cầu và ý muốn của khách hàng, và biết đặt ra nhiều câu hỏi. Thông qua quá trình nghiên cứu, bạn có thể tạo ra mọi sự khác biệt trong các phần còn lại, để có tính toán phù hợp hơn.

Không phân chia trách nhiệm

Việc xây dựng một đội ngũ vững mạnh là điều không thể tách rời của thành công trong khởi nghiệp, nhưng nếu chọn giải pháp phân chia một nhóm lớn thành những nhóm nhỏ, tách rời các trách nhiệm ra, bạn có thể gặp nhiều rủi ro.

Do vậy, đừng bao giờ tuân thủ nguyên tắc cứng nhắc, chẳng hạn như “Đây là công việc của tôi, và kia là công việc của bạn”. Điều này sẽ khiến vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm chồng chéo lên nhau, và các trách nhiệm, dự án dù nhỏ lẻ cũng có thể chuyển thành những cái lớn hơn.

Những người khởi nghiệp thành công luôn hiểu rõ khái niệm “Làm việc như một người điều hành kinh doanh, chứ không phải một nhân viên”. Vì thế, bạn đừng phân loại các trách nhiệm một cách cứng nhắc, nhưng cũng đồng thời đừng bị cuốn vào những công việc tẻ nhạt thường ngày trong kinh doanh, chẳng hạn như các cuộc điện thoại, email và họp hành, vì chúng sẽ khiến bạn xao nhãng việc điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nhân người Mỹ, Mark Suster, chia sẻ: “Tôi không có tài năng trong bất cứ lĩnh vực nhất định nào, nhưng tôi luôn biết mình là ai và làm thế nào để được trợ giúp”.

Tăng trưởng nhanh chóng

Sự tăng trưởng là kết quả sau cùng mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn, và những nhà đầu tư thành công luôn dựa vào tăng trưởng. Các nhà tiếp cận thị trường thường tận dụng lợi thế này, và những người khởi nghiệp sẽ chỉ có thể tồn tại khi sự tăng trưởng là hiển nhiên và có chiều hướng ngày một gia tăng. Thực tế là, tăng trưởng bùng nổ là một dấu hiệu của một ý tưởng tuyệt vời trong một thị trường thịnh vượng. Vì thế, tránh để tăng trưởng chậm và thấp sau vài tháng hoạt động.

Một doanh nghiệp không thể phát triển có xu hướng đang bị thu hẹp lại, và sự thu hẹp này dẫn đến việc ngừng hoạt động. Nếu có thể vượt qua những thử thách trong quá trình khởi nghiệp ban đầu, chẳng hạn như mất nhân viên, lượng khách hàng không ổn định… Bạn có thể đang đi đúng hướng của tăng trưởng, và đây là tấm vé dẫn đến sự thành công.

Sự phục hồi là tố chất thứ hai

Những người mới khởi nghiệp sẽ phải đối diện với rủi ro. Dấu hiệu của khởi nghiệp thành công là khả năng phục hồi, thay đổi hình ảnh của công ty, thay đổi trọng tâm và điều chỉnh kịp thời, khi gặp khó khăn. Nếu bạn có một đội ngũ nhân viên linh hoạt và vững mạnh, có khả năng dự đoán bất cứ rủi ro nào, sẽ giúp bạn có đủ điều kiện khởi nghiệp thành công.

Hãy tự đặt mục tiêu thành công ở mức 10% bằng cách nghiên cứu môi trường và lập ra một kế hoạch. Đừng để mục tiêu khởi nghiệp của bạn giống như một buổi dã ngoại dưới cơn mưa tầm tã.