“Thiếu hiểu biết về Công nghệ ở thế kỷ 21 coi như là mù chữ” – Nhân Nguyễn, CEO tại KALAPA
Từng gắn bó cùng Google hơn 5 năm với vị trí Software Engineer và thử sức tại các startup khác nhau về lĩnh vực Công nghệ, Nhân Nguyễn dừng chân tại Việt Nam và lập nghiệp với Kalapa với tư tưởng rất mới mẻ: cả công ty đều suy nghĩ sẽ hiệu quả hơn một người lãnh đạo – mô hình bottom up. Cùng trò chuyện với anh để hiểu hơn vì sao ở thế kỷ 21, nếu thiếu kiến thức về Toán, Tiếng Anh và Công nghệ thông tin thì bạn sẽ gần như là “mù chữ”.
Nhiệm vụ của developer là tạo ra sản phẩm, mà sản phẩm thì bug, để họ tự chấm luôn thì không công bằng chút nào, vì thế mới cần tester. Ở Kalapa, người đá bóng thì không được thổi còi.
Từng gắn bó cùng Google hơn 5 năm với vị trí Software Engineer và thử sức tại các startup khác nhau về lĩnh vực Công nghệ, Nhân Nguyễn dừng chân tại Việt Nam sáng lập Kalapa với tư tưởng rất mới mẻ: cả công ty đều suy nghĩ sẽ hiệu quả hơn một người lãnh đạo – mô hình “bottom up”. Cùng trò chuyện với anh để hiểu hơn vì sao ở thế kỷ 21, nếu thiếu kiến thức về Toán, Tiếng Anh và Công nghệ thông tin thì bạn sẽ gần như là “mù chữ”.
* Chào anh, anh hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
Xin chào, mình là Nguyễn Thành Nhân, mình đến từ Kalapa. Mình là trai phố rất cổ, quê ở Ninh Bình; Hà Nội vừa kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, thì ngày xưa thủ đô là ở quê mình.
* Được biết xuất thân của anh là một kỹ sư công nghệ, nhưng anh lại đầu tư khá nhiều vào các startup, vậy lý do nào khiến anh làm như vậy?
Thật ra bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu và đầu tư chứ không gì những người làm kinh doanh. Background của mình là kỹ sư thì mình cũng có thể tích trữ và lên chiến lược đầu tư vào những gì có lợi nhuận, đơn giản là vậy.
Còn về việc tại sao lại đầu tư startup, mình sẽ chia sẻ ngắn gọn thôi. Từ quyển sách “Mass Flourishing” của Dr. Phelps ở Đại học Columbia, ông có đến Google chia sẻ lý do vì sao những nước như Do Thái lại phát triển về công nghệ và kinh tế, và câu trả lời là bởi vì họ đầu tư vào startup. Một quỹ startup của Silicon Valley là quỹ Sequoia từ Apple và Google tạo ra tổng giá trị trên thị trường là khoảng 20% market cap của NASDAQ, nghĩa là tổng vốn hoá của NASDAQ tầm khoảng 20%, từ một quỹ của VC, tức là họ tạo ra những công ty khủng.
* Liên quan đến startup, có câu nói “thành công thì mỗi người có công thức của riêng mình, nhưng thất bại thì lại có chung một công thức”. Vậy những case nào anh đã gặp phải trong quá trình đầu tư và bài học rút ra là gì?
Theo mình thì mỗi người sẽ gặp thất bại “on their own ways” (theo cách riêng của họ), nên không có công thức chung về thất bại đâu. Mình chọn founder khá kĩ vì founder là người đồng hành với mình, với công ty. Thường mình không có vấn đề gì về tư cách đạo đức và khả năng của founder, tuy nhiên nếu tư cách đạo đức của họ cùng quan điểm với mình, thì mình vẫn giữ mối quan hệ cùng họ nếu việc kinh doanh có gặp thất bại đi chăng nữa. Và đa số những người mình đầu tư có công ty không thành công cũng khá nhiều rồi.
Cái thứ hai, thường là do mô hình kinh doanh không hiệu quả. Ví dụ bỏ ra 2$ nhưng chỉ thu lại được 1$ thôi, thì mô hình này giống với WeWork, doanh thu khoảng 1 tỷ đô, nhưng chi phí cỡ 1,8 tỷ đô, và thường những mô hình như thế khó có khả năng thành công. Với WeWork, nếu bạn là founder thành công thì bạn thành tỷ phú luôn rồi, chỉ có nhà đầu tư là chưa thôi.
* Với vai trò là kỹ sư công nghệ, chắc hẳn anh cũng từng làm việc với nhiều developer tại Việt Nam. Vậy anh có nhận xét thế nào về developer Việt và họ có vấn đề gì cần cải thiện?
Developer Việt Nam rất thực tế. Ngày xưa mình cứ nghĩ mô hình của Silicon Valley là đúng. Ví dụ như ở Google thì không có tester, người nào viết code thì người đó phải test, đó là nhiệm vụ của họ. Không phải cứ một người làm code dở dang phải có một người khác đi dọn vệ sinh, điều đấy không ổn, đó là tư duy của Google. Microsoft thì không như vậy, họ có tester riêng.
Theo mình, tại Việt Nam đi theo mô hình giống Microsoft hơn, có bạn làm developer và bạn làm tester riêng. Với cách tư duy riêng của mình thì mình thấy hiệu quả hơn hẳn vì giống như bóng đá, có cầu thủ phải có trọng tài. Nhiệm vụ của developer là tạo ra sản phẩm, mà sản phẩm thì bug, để họ tự chấm luôn thì không công bằng chút nào, vì thế mới cần tester. Ở Kalapa, người đá bóng thì không được thổi còi, thế nên bây giờ mình bắt đầu tuyển tester rồi.
* Hiện tại với chức vụ là CEO của một công ty công nghệ, triết lý quản trị của anh sẽ như thế nào để giúp công ty tồn tại và phát triển ngày một hùng mạnh hơn?
Mình cũng chẳng có triết lý gì đâu, cứ làm rồi sẽ thấy thôi. Mong muốn của mình là để các bạn trẻ được cọ xát với các bài toán, là cơ hội để các bạn lớn lên. Và mình hoàn toàn tin rằng lãnh đạo thường là những người không biết gì, thế nên toàn bộ công ty phải nghĩ, chứ mỗi lãnh đạo nghĩ thì không ổn. Mình nghĩ mình có tư tưởng này, có thể nguồn gốc xuất phát từ Google. Thực ra cả Google và Walmart họ đều có strong believe đó là “bottom up”, tức là mọi nhân viên đều phải suy nghĩ cho cả công ty. Ngược lại, quản lý và quản trị nghĩa là từ “top down”, từ trên sẽ quản toàn bộ nhân viên ở dưới, như vậy thì không ổn lắm vì mình phải đi “soi”, và điều này thật sự rất khó.
Còn với mô hình “bottom up”, tất cả mọi người đều là “chủ” của công ty, thì mình sẽ ứng xử như thế nào, đấy là cách mình mong muốn công ty Kalapa hướng đến. Ví dụ như mình không thể mỗi cuối ngày đến văn phòng xem nhân viên có tắt điện hay chưa, và đó cũng không phải là việc của mình, nhưng nếu bản thân mỗi người đều nghĩ mình là chủ của công ty này thì họ sẽ tự giác tắt điện. Mình đôi lúc vẫn bị mắng là người cuối cùng làm việc ở công ty mà quên không tắt điện cơ.
* Được biết anh thường giới thiệu developer Việt Nam sang làm việc tại Google, cũng như đã đỡ đầu cho một đơn vị giảng dạy thuật toán. Như vậy có phải thuật toán đang ngày một quan trọng và là cơ hội để làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới?
Năm 1945, Việt Nam có 90% tỉ lệ dân số không biết đọc, họ được gọi là mù chữ. Ngày nay trong thế kỷ 21, nếu như không biết Lập trình, không biết tiếng Anh và không biết Toán, 3 công cụ xuất hiện ở tất cả các ngành, thì cũng tương tự như thế. Trên thực tế, Banking cũng cần Ngoại ngữ, cần Toán và cần Công nghệ thông tin; Bất động sản cũng cần Ngoại ngữ, Toán và Công nghệ thông tin. Vậy, nếu bạn không biết Toán, không biết Ngoại ngữ (ít nhất là tiếng Anh), không biết Công nghệ thông tin thì có nghĩa là mù chữ trong thế kỷ này rồi.
* Tại sao anh quyết định rời Google chuyển sang làm việc tại Walmart, mặc dù ở Google anh đã đạt được thành công nhất định? Có phải anh hứng thú với ngành bán lẻ?
“Mình hoàn toàn tin rằng lãnh đạo thường là những người không biết gì, thế nên toàn bộ công ty phải nghĩ, chứ mỗi lãnh đạo nghĩ thì không ổn.”
Ban đầu, mục đích mình đến với Google là để học hỏi, trau dồi kiến thức. Sau 5 năm thì mình cảm thấy đã đủ rồi, và thật sự là không học thêm được điều gì nữa. Lúc ấy cũng rất khó để mình quyết định có nên nghỉ việc hay không. Cũng giả sử nếu mình chưa từng làm việc tại Google, nhưng đã biết đến Google và biết khả năng của mình rồi, mình vẫn sẽ trả lời là mình không xin vào Google nữa vì có lẽ không học được gì thêm.
* Anh có thể chia sẻ thêm về 2 void complex project và contact switching scotley được không?
Quan điểm của mình là “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Một vài bạn sinh viên gần đây có đặt câu hỏi với mình: “Sau khi ra trường, em có nên xin vào làm việc tại một công ty lớn như FPT, song song đó bắt đầu một startup của riêng mình?”.
Câu trả lời của mình là hoàn toàn không nên. Việc chính của bạn là gì? Và nếu ngay cả việc chính mà còn không tập trung được 100% thì bạn sẽ không đi đến đâu cả. Bởi vì những người khác tập trung cả 120% mà còn không đi đến đâu cơ mà, trong khi bạn lại làm 2 việc cùng lúc thì khả năng thất bại dĩ nhiên là 100%. Thế nên lời khuyên dành cho các bạn là, nên đi làm ở công ty lớn để học chu trình, nguyên tắc và sau đó nếu có ý tưởng mới lạ, có đam mê thì hãy khởi nghiệp.
* Anh là người đã giúp Google giải quyết các bài toán phân loại quảng cáo, vậy anh có thể nói rõ hơn các vấn đề của Google lúc đó và giải pháp của anh là gì không?
Nguyên tắc và nguyên lý của Google cũng đơn giản thôi, nếu quảng cáo “dở hơi”, không có lượt click vào thì không được hiển thị nữa; còn những quảng cáo được người dùng yêu thích và click nhiều, cũng có thể do họ cần mua hàng, nghĩa là nó chất lượng tốt thì giữ nguyên. Cách làm là sẽ dùng Machine Learning để tính và click thử để check quảng cáo đấy có tốt hay không.
* Việc triển khai A/B testing, chạy song song 50-50 cho hệ thống mới và cũ để đo lường hiệu quả về doanh thu cho một hệ thống khổng lồ như Google có gặp khó khăn gì không thưa anh?
Lấy ví dụ bạn có 10 thay đổi muốn thử: thay đổi giao diện, thuật toán và database. Có thể thấy rõ 3 thứ là 3 layer khác nhau – 1 là lf UI, 1 là thuật toán, 1 là server (tức là tốc độ nhanh chậm, độ ổn định của server). Tiếp theo ta sẽ thử nghiệm với 1 người dùng bất kỳ, có thể người này dùng UI cũ hay UI mới, thì họ cứ tung cái đồng xu lên: mặt người là cũ, mặt số là mới; hệ thuật toán thì lại tung 1 đồng xu nữa. Mỗi khách hàng sẽ có trải nghiệm khác nhau với hệ thống UI cũ và UI mới; thuật toán cũ và thuật toán mới; server cũ và server mới. Tựu trung, họ có hàng tỉ những experiment như thế và cứ mỗi một experiment, mỗi thay đổi ấy chia ra cũ và mới, 50-50, do là tung đồng xu mà. Nếu giả sử mình không biết những thứ khác mà chỉ biết phần ảnh hưởng đến doanh thu của công ty, nếu tốt sẽ release, nếu không tốt thì gạt sang bên.
* Vì sao anh quyết định rời Silicon Valley để về Việt Nam khởi nghiệp Kalapa? Phải chăng anh đã nhận ra được một vấn đề chưa được giải quyết nào đó? Nếu đúng như vậy thì giải pháp nào của Kalapa khiến anh tự tin nhất để có thể giải quyết được những vấn đề này?
Ở Mỹ rất khó khăn, mình về Việt Nam nhìn đâu cũng có cơ hội. Chẳng hạn khi vay mua nhà ở Mỹ, lãi suất chỉ từ 3-4%, trong khi đó vay mua nhà ở VN là 10%/năm, thì không hiểu làm sao mà các bạn có thể mua nhà được, vì 1 tỷ 1 năm trả 100 triệu, chia ra 1 tháng đã phải mất 8 triệu. Mình nghĩ là quá đắt đỏ và đặt vấn đề tại sao lại đắt như thế? Và như diễn biến tiếp theo, khi nhìn thấy cơ hội, mình phải để công nghệ giải quyết bài toán này.
* Quá trình eKYC được diễn ra như thế nào? Giữa KYC truyền thống thông qua gặp trực tiếp và eKYC có những khó khăn hay thuận lợi nào, đặc biệt ở bài toán Anti Fraud thưa anh?
Trong luật của Ngân hàng theo mình hiểu, thì chưa được phép làm eKYC và bắt buộc khi khách hàng vay một khoản vay thì phải gặp mặt trực tiếp để tránh rủi ro gian lận tài chính hay tín dụng. Điều này có thể do lo sợ việc cho vay online gặp rất nhiều rủi ro, như ăn trộm hoặc mua thẻ căn cước công dân của một người rồi thay đổi ảnh của mình vào rồi vay – là thủ thuật rất cơ bản của đội làm gian lận tín dụng. Cũng bởi gian lận nhiều quá, vay 1 triệu mà đến khoảng 50% không trả nợ thì lãi suất phải đẩy lên.
Và eKYC thì có tiềm năng gì? Mình giả dụ như khi đi gặp mặt trực tiếp, chi phí có thể là 100.000đ, và có 1 đội chỉ chuyên đi thu hồ sơ, chụp ảnh cho vay… là mất khoảng 120.000-150.000đ nữa, đó là cách truyền thống KYC.
Còn eKYC thì họ làm hoàn toàn online: ảnh chứng minh có matching với mặt hay không; theo công nghệ mới sẽ dùng video, nghĩa là họ phải làm theo instruction “quay trái – phải/ lên – xuống” sẽ đảm bảo độ nhận diện cao. eKYC có lợi thế là nhanh chóng và giảm chi phí, giảm thời gian vay và có thể phục vụ được trên toàn cả nước. Tuy nhiên trong trường hợp ngân hàng không có chi nhánh nào ở huyện đấy thì cũng không làm được.
Phương Trần