Sự khác biệt của startup và doanh nghiệp nhỏ
Triển khai một startup là cả quá trình, trong đó những người sáng lập cố gắng tìm kiếm và xác nhận mô hình kinh doanh trước khi họ có thể thực hiện được.
Walmart đã từng là một doanh nghiệp nhỏ với một cửa hàng duy nhất. Sau khi chứng minh kế hoạch kinh doanh của mình có lợi nhuận trong năm năm liên tiếp bằng cách bán sản phẩm tới người tiêu dùng với giá thấp hơn, Sam Walton và các cộng sự đã mở rộng Walmart bằng cách nhân rộng mô hình kinh doanh ở các địa điểm khác nhau trong thành phố, ở nước Mỹ và vươn ra tầm quốc tế.
Facebook đã từng là một startup. Sau khi xác nhận mô hình kinh doanh mạng xã hội ở Harvard, Marc Zuckerberg và những người đồng sáng lập đã mở rộng sang các trường đại học, thành phố và toàn nước Mỹ mới bằng cách xây dựng một ứng dụng web có thể mở rộng phục vụ người dùng suốt ngày đêm.
Facebook và Walmart có một điểm chung, cả hai đều xây dựng một sản phẩm mà mọi người yêu thích. Nhưng hành trình của họ khác nhau. Hiểu về cách thức và lý do phát triển của startup và doanh nghiệp nhỏ sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Dưới đây là những khác biệt quan trọng nhất mọi người cần biết.
Một doanh nghiệp nhỏ sẽ bắt đầu triển khai mô hình kinh doanh ngay khi bắt đầu. Ví dụ, trong trường hợp của Walmart, các cửa hàng bán lẻ tồn tại trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên Sam Walton đã triển khai thành công trên mô hình bán lẻ của mình một cách riêng biệt với giá thành sản phẩm bán ra thấp hơn.Và đây không phải là mô hình cho khởi nghiệp.
Triển khai một startup là cả quá trình, trong đó những người sáng lập cố gắng tìm kiếm và xác nhận mô hình kinh doanh trước khi họ có thể thực hiện được nó. Bạn có thể đã nghe các thuật ngữ iterations and pivots trong quản trị của một startup.
Chúng đề cập đến việc ý tưởng và kế hoạch của nhà sáng lập sẽ thay đổi trong giai đoạn tìm kiếm mô hình kinh doanh. Để hiểu tại sao thì việc đầu tiên chúng ta hãy ghi nhớ rằng các công ty khởi nghiệp tận dụng công nghệ để đổi mới. Theo định nghĩa đơn giản nhất thì sự đổi mới đồng nghĩa với sự mới mẻ và mọi thứ cần kiểm tra, xác nhận, điều chỉnh và thích ứng mới.
Pivot là một thuật ngữ quen thuộc trong thế giới startup, có thể tạm dịch là “chuyển hướng chiến lược”. Khi mô hình kinh doanh đầu tiên của bạn không có hiệu quả, CEO và cả nhóm startup có thể quyết định chuyển hướng, dùng chính những thành công và thất bại có được từ mô hình trước để xây dựng, phát triển mô hình mới. Theo định nghĩa của Eric Ries – pivot là một bản sửa lỗi có cấu trúc và quy trình được thiết kế để thử nghiệm giả định mới về khách hàng, chiến lược và khả năng tăng trưởng. Đây là giai đoạn mà hầu hết các startup đều trải qua trong hành trình tìm đến đúng khách hàng, tuyên bố giá trị và vị thế của mình.
Có lẽ một ngày nào đó các công ty startup nhân rộng mô hình kinh doanh sẽ hoạt động như các doanh nghiệp truyền thống, đặc biệt là nếu họ bắt đầu tập trung về mặt không gian, địa lý. Ngày nay,việc bắt đầu một startup với tư duy kinh doanh nhỏ rất có thể sẽ dẫn đến thất bại.
Sam Walton bắt đầu bằng cách mua lại một chi nhánh của chuỗi cửa hàng Ben Franklin và ký hợp đồng thuê 5 năm tại địa điểm này. Sau đó, ông hợp tác với các nhà cung cấp với chi phí thấp hơn để có thể hạ gục đối thủ cạnh tranh. Cửa hàng bắt đầu kiếm tiền từ ngày đầu tiên.
iterations – lặp lại các chu trình học hỏi. Bằng việc đưa ra các giả thuyết về nhu cầu khách hàng, về đối tượng khách hàng và các giá trị (value proposition), đội ngũ phát triển nhanh chóng xây dựng một mô hình kinh doanh cùng với trọng tâm là sản phẩm (ở mức độ đơn giản nhất có thể, sản phẩm khả dụng tối thiểu – Minimum Viable Product), rồi tung ra thị trường để kiểm chứng giả thuyết, thu về dữ liệu để phân tích và tiếp tục cải tiến mô hình kinh doanh. Vòng lặp kiểm chứng giả thuyết này được thực hiện trong thời gian rất ngắn với chi phí thấp, thể hiện tinh thần chấp nhận thất bại (miễn là không nghiêm trọng đến mức không cứu vãn nổi) để học được những bài học quan trọng về khách hàng, về sản phẩm, và về mô hình kinh doanh.
Nếu Facebook đi theo con đường tương tự như Walmart, Zuckerberg sẽ bắt đầu với phiên bản cao cấp hơn nhiều so với sản phẩm mà anh xây dựng trong khoảng một tháng. Không giống như Walmart, mọi bổ sung mới của Facebook đều dựa trên một giả thuyết, phỏng đoán. Bạn càng đoán nhiều thì càng cần phải cần nhiều sự may mắn để giả thuyết của mình là đúng. Có thể Facebook vẫn thành công theo phương thức ngay từ đầu tuy nhiên dữ liệu cho thấy hầu hết các công ty khởi nghiệp đều thất bại.
Bài học rút ra ở đây là, một nhà sáng lập startup phải nhớ rằng bạn không có doanh nghiệp thực sự cho đến khi bạn có mô hình kinh doanh. Phải mất thời gian để xác nhận mô hình bởi vì chúng sinh ra không chỉ là để tìm các thức phục vụ người dùng.
Nhiều công ty khởi nghiệp thất bại trong khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ với cùng mô hình kinh doanh lại đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Thách thức ở đây là tìm ra sự pha trộn đúng đắn của giá cả, định vị, phân khúc, sự khác biệt và phân phối sản phẩm. Như vậy, khởi động và kiểm chứng nhanh chóng, xây dựng mạnh mẽ và phát triển thận trọng là những đặc trưng của startup.
Mô hình doanh thu và lợi nhuận
Các công ty khởi nghiệp phải trả lời câu hỏi ”kiếm tiền như thế nào và lợi nhuận có được”? Đối với doanh nghiệp nhỏ thì đơn giản bạn chỉ cần trả lời câu hỏi “thu về được bao nhiêu lợi nhuận?”.
Nói cách khác, giống như câu chuyện mô hình kinh doanh đã nhắc ở trên, ở đây công ty khởi nghiệp trước tiên phải tìm ra mô hình phù hợp và đảm bảo rằng nó sẽ kiếm được tiền. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ được tạo ra để kiếm lợi nhuận ngay từ đầu.
Nếu bạn mở một nhà hàng và không thể kiếm tiền được trong ba tháng liên tiếp, rất có thể công việc kinh doanh của bạn đang thất bại. Nếu bạn bắt đầu với một startup và kiếm tiền trong năm đầu tiên, có lẽ bạn nằm trong số 99% những người mới khởi nghiệp. Thời gian xác nhận này là một lý do khác tại sao khởi chạy startup khác với bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ.
Trên lý thuyết, các doanh nghiệp nhỏ là khoản đầu tư khôn ngoan. Họ ít có khả năng thất bại, có khả năng kiếm tiền sớm và không đòi hỏi mức độ xác nhận như startup.
Điều duy nhất mà các startup có thể làm tốt hơn các doanh nghệp nhỏ là quy mô. Chẳng hạn, WhatsApp khi được Facebook mua lại với giá hơn 19 tỷ USD, ứng dụng này chỉ có 55 nhân viên và phục vụ hàng trăm triệu người dùng.
Tóm lại, mục tiêu chính của một startup là tìm kiếm một mô hình kinh doanh có thể repeatable và scalable dựa trên nền tảng công nghệ.. Repeatable là có khả năng đáp ứng những nhu cầu lặp lại với tần suất cao (Uber, Facebook) và scalable là có sức nhân rộng nhanh, liên tục (Starbucks)”
Khởi chạy một startup với cách tiếp cận kinh doanh nhỏ có nghĩa là bạn đã tìm thấy mô hình repeatable và scalable. Đây là lý do tại sao hầu hết các công ty khởi nghiệp thất bại.
Hàn Mai