SoftBank tăng sức ép lên thương vụ sát nhập Grab và Go-Jek
Masayoshi Son, người sáng lập SoftBank, đang gia tăng sức ép để nối lại đàm phán về việc sát nhập hai đối thủ Grab và Gojek.
Gần đây, đại diện của hai công ty gọi xe có trụ sở tại Đông Nam Á đã bắt đầu các cuộc thảo luận thông qua Zoom. Son đang gia tăng áp lực lên Người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Grab – Anthony Tan. Một trong những điểm mấu chốt cần được xác định là liệu Grab sẽ mua lại toàn bộ hoạt động của Gojek hay chỉ hoạt động kinh doanh tại Indonesia.
Tan thích thương vụ mua lại ở quy mô hẹp, điều này cho phép ông có nhiều quyền kiểm soát hơn sau khi thỏa thuận kết thúc và cho phép ông điều hành mảng kinh doanh tại Indonesia với tư cách là công ty con của Grab. Nhưng Gojek muốn có một thỏa thuận rộng lớn hơn trên khắp Đông Nam Á vì như vậy Gojek sẽ có lợi thế hơn khi hai công ty sát nhập.
Hai công ty đã nối lại các cuộc đàm phán sáp nhập vào tháng 9 sau sáu tháng tạm dừng dưới áp lực của SoftBank và các nhà đầu tư khác trước tình trạng cả hai vẫn tiếp tục thua lỗ vì ảnh hưởng kinh tế của đại dịch. Theo các nhà phân tích, việc sáp nhập này có thể giúp Grab và Gojek bắt đầu có lợi nhuận vì không còn phải cạnh tranh với nhau.
Chủ tịch SoftBank, Mashayoshi Son
Son là nhà đầu tư lớn nhất của Grab và đang thúc đẩy thỏa thuận này. Các cuộc đàm phán đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa Tan và Son, người đã ủng hộ mạnh mẽ tầm nhìn của Tan đưa Grab Hai công ty đã hồi sinh các cuộc đàm phán sáp nhập bị đình trệ vào tháng 9 sau sáu tháng tạm dừng, do SoftBank và các nhà đầu tư khác thúc giục làm như vậy khi các công ty tiếp tục thua lỗ vì ảnh hưởng kinh tế của đại dịch. SoftBank là lý do khiến các cuộc đàm phán bị đình trệ ngay từ tháng đầu tiên, nhưng công ty đã đưa ra ý tưởng từ đó. Theo các nhà phân tích, việc sáp nhập này có thể giúp cả Grab và Gojek có lợi nhuận.
Son là nhà đầu tư lớn nhất của Grab và đang thúc đẩy thỏa thuận khu vực, Bloomberg đưa tin. Các cuộc đàm phán đã làm giảm căng thẳng giữa Tan và Son, người đã ủng hộ mạnh mẽ tầm nhìn của Tan đưa Grab trở thành siêu ứng dụng ở Đông Nam Á với việc mở rộng sang lĩnh vực giao đồ ăn.
Song những khoản lỗ khổng lồ đang khiến Masayoshi Son và các nhà đầu tư nói chung cảm thấy sốt ruột. Người đại diện của Grab, Go-Jek và SoftBank đều từ chối đưa ra bình luận về quá trình đàm phán.
Một mối lo khác là các quy định về chống động quyền từ phía các cơ quan quản lý tại các quốc gia Đông Nam Á. Grab và Go-Jek đang “mắc kẹt” trong một cuộc cạnh tranh “tốn kém” và quyết liệt để giành vị thế dẫn đầu trong khu vực. Việc hợp nhất sẽ khiến cả hai tránh viễn cảnh “đốt tiền” và tạo thành một trong những công ty Internet lớn nhất khu vực.
Grab đang hoạt động ở 8 quốc gia, có định giá khoảng 14 tỉ USD. Định giá của Go-Jek hiện là 10 tỉ USD nhưng họ mới chỉ hoạt động ở Indonesia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Grab hiện đang nhận sự hậu thuẫn của Uber Technologies Inc., Tiger Global Management LLC và Toyota Motor Corp. Go-Jek nhận vốn từ Google, Tencent Holdings Ltd., KKR và Warburg Pincus.
Lúc này, hai bên đang đàm phán tích cực liên quan đến cấu trúc sở hữu và định giá. Bên cạnh đó, các bên liên quan cũng nỗ lực để giảm rủi ro liên quan đến từ các cơ quan quản lí trong lĩnh vực chống độc quyền. Bloomberg nói khả năng “chốt” thương vụ còn phụ thuộc vào tình hình COVID-19 do dòng tiền của cả hai startup đều giảm mạnh.
Grab vẫn đang nỗ lực kêu gọi vốn đầu tư mới. Công ty đang thảo thuận với Alibaba để nhận khoản đầu tư 3 tỉ USD. Grab lỗ khoảng 200 triệu USD trong năm 2019. Từ khi COVID-19 bùng phát, Grab tập trung vào các mảng giao hàng thiết yếu hàng ngày. Hồi tháng 8, Grab công bố một loạt dịch vụ và sản phẩm tài chính mới.
Trong khi đó, Go-Jek mở rộng mảng thanh toán trong thời gian COVID-19 bùng phát. Dịch vụ GoPay đã có 400.000 tiểu thương tham gia. GoPay cũng bước đầu mở rộng ra ngoài Indonesia khi cho phép người dùng Thái Lan thanh toán các chuyến đặt xe và đồ ăn trong ứng dụng.
Hàn Mai