Sẽ không ngạc nhiên nếu Tencent cảm thấy một chút khó khăn khi sắp đón sinh nhật tuổi 20 vào ngày 11/11 tới đây.

“Ai đang giết chết Tencent” là tiêu đề một bài đăng trên tờ báo chuyên về kinh doanh tại Trung Quốc vào mùa thu này.

Sẽ không ngạc nhiên nếu Tencent cảm thấy một chút khó khăn khi sắp đón sinh nhật tuổi 20 vào ngày 11/11 tới đây. Cổ phiếu của công ty, giao dịch trên sàn Hong Kong kể từ năm 2004 đã giảm 28% trong năm 2018. Thời điểm này năm ngoái họ là công ty châu Á đầu tiên trị giá nửa nghìn tỷ USD, đạt kỷ lục giá trị thị trường 573 tỷ USD vào tháng 1.

Kể từ đó, con số này đã giảm về 218 tỷ USD, tương đương với mức giảm kỷ lục của Boeing hay Intel từng chứng kiến. Những cổ phiếu công nghệ Trung Quốc khác cũng chứng kiến mức giảm tồi tệ như Tencent gồm có NetEase – một công ty game và JD.com – một công ty thương mại điện tử. Nhưng mức giảm của Tencent có phần nổi trội hơn hẳn.

Công ty đã công bố lợi nhuận quý kết thúc vào tháng 6 giảm lần đầu tiên sau 13 năm. Quy định về việc cấm họ thu phí cho những game video mới chính là nguyên nhân chủ đạo dẫn đến kết quả đáng thất vọng này.

Mặc dù đã lấn sân sang nhiều lĩnh vực, từ cho vay trực tuyến (WeBank) và bảo hiểm (WeSure) đến chăm sóc y tế tận nơi (Tencent Doctorwork) nhưng công ty vẫn chứng kiến 2/5 doanh thu tới từ mảng game. Đặt cược lớn nhất của họ là vào game di động PUB – hiện là trò chơi ưa thích của hơn 50 triệu game thủ Trung Quốc mỗi ngày. Tuy nhiên do lệnh cấm, Tencent không thể thu tiền từ đây.

Lệnh cấm của chính phủ tới từ tháng 3 mà không có bất kỳ lời giải thích nào được kỳ vọng sẽ xóa bỏ vào mùa thu này. Các chuyên gia phân tích nói rằng Tencent sẽ cần phải nỗ lực cho tới nửa thứ 2 của năm 2019.

Dẫu việc chấp thuận game khởi đầu lại thì chính phủ cũng nói rằng con số sẽ bị giới hạn. Để chấn an lo ngại của nhà chức trách về ảnh hưởng tinh thần và sức khỏe của các game thủ, Tencent đã phải ra lệnh giới hạn thời gian chơi game và thiết lập hệ thống kiểm tra nhân thân người dùng.

Dẫu vậy, các chính sách có phần “đỏng đảnh” của nhà nước không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự sụt giảm trong mảng game trực tuyến của Tencent, theo Steve Chow – đến từ Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.

Người dùng đơn giản đang dành ít thời gian hơn vào các dịch vụ giải trí của Tencent khi những đối thủ mới bắt đầu ăn mòn thị phần của họ. Lấy tựa game dẫn đầu của công ty là Honour of Kings làm ví dụ, lượng người dùng hoạt động trung bình hàng ngày đã giảm 1/5 trong năm qua xuống còn 54 triệu người vào tháng 9.

Đối với những nhà đầu tư, tất cả những điều đó khiến họ phải đặt câu hỏi liệu gã khổng lồ này có thể duy trì được vị thế khi bước vào thập kỷ thứ 3 của cuộc đời hay không? Hầu hết đều nhận định rằng game sẽ vẫn là một mảng rất quan trọng của công ty nhưng sẽ không phải là động lực tăng trưởng doanh thu chính.

Có 2 lo ngại đặc biệt nhất. 

Do mảng game làm quá tốt, Tencent tỏ ra yếu đuối trong việc “đúc thành tiền” ở những mảng kinh doanh khác. Họ đã đúng khi lo ngại về việc mở rộng quảng cáo trong WeChat, mặc dù dịch vụ này đang vô địch về lượng truy cập điện thoại với trên 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Năm ngoái, Tencent đã chiếm 1/5 tổng lượng chi tiêu cho bên thứ 3 trên các quảng cáo kỹ thuật số ở Trung Quốc. Tuy nhiên Baidu – công cụ tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc chiếm 19% và Alibaba chiếm 1/3.

Lo ngại thứ 2 là lợi nhuận thu hẹp lại sẽ khiến họ khó khăn hơn trong việc giữ được phong độ đầu tư mạnh vào các lĩnh vực bên ngoài mảng kinh doanh cốt lõi. Tencent đang “chống lưng” cho nhiều startup trong cuộc đua với Alibaba để tìm người dùng và nguồn tăng trưởng mới, cạnh tranh gián tiếp trong những lĩnh vực như giao đồ ăn và giáo dục trực tuyến. Trong một vài mảng như điện toán đám mây, cả 2 bên đang cạnh tranh trực diện với nhau.

Mặc dù các nhà đầu tư của Tencent vẫn ủng hộ nỗ lực này nhưng Jerry Liu – đến từ ngân hàng UBS nói rằng việc mở rộng làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ xuất phát nhận thức là lĩnh vực internet đang dần trưởng thành của Trung Quốc đang trở thành “cuộc chơi tổng số bằng 0”: Những nền tảng thống trị đang phải đầu tư nhiều hơn để giữ vị thế đứng đầu và vì vậy biên lợi nhuận sụt giảm.

Kế hoạch tái thiết nội bộ đầu tiên của Tencent kể từ năm 2012, được tuyên bố vào tháng 9 cho thấy bằng chứng về tư duy thời điểm hiện tại của công ty.

Trong đó, Tencent thiết lập ra một lộ trình thay đổi dài hạn từ internet tiêu dùng sang dịch vụ doanh nghiệp, tạo “một khởi đầu mới cho 20 năm tới của công ty”. Họ thiết lập một mảng mới cho điện toán đám mây và ngành công nghiệp “thông minh”, kết hợp tất cả những dịch vụ trực tuyến và phần mềm đối với những công ty đang muốn tham gia vào lĩnh vực kỹ thuật số.

Pony Ma, sếp Tencent nói rằng “chiến trường chính” cho internet di động là chuyển từ người tiêu dùng sang doanh nghiệp.

Alibaba, hiện là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực này. Năm ngoái, họ chiếm 45% thị phần điện toán đám mây ở Trung Quốc trị giá 69 tỷ NDT (tương đương 10 tỷ USD) so với con số 10% của Tencent. Tuy nhiên, Tencent đã nâng gấp đôi doanh thu trong dịch vụ điện toán đám mây vào quý 2 so với cùng kỳ giai đoạn trước vào năm ngoái. Lợi nhuận từ “những mảng kinh doanh khác” dã vượt nhóm mạng lưới xã hội lần đầu tiên.

Chow thừa nhận rằng Alibaba và Tencent có thể tạo ra mảng kinh doanh lớn trong lĩnh vực điện toán đám mây kể từ khi thị trường này có nhiều đất tăng trưởng hơn. Và Tencent cũng tự hào có những tài sản rất giá trị.

WeChat đang được dùng bởi 4/5 chiếc điện thoại di động ở Trung Quốc vì vậy đây chính là thị trường khổng lồ cho công ty. Năm ngoái, họ cho ra đời nền tảng dựa trên điện toán đám mây cho phép các công ty cung cấp dịch vụ cho người dùng trong WeChat thông qua “mini program”. Có hơn 1 triệu mini program được sử dụng bởi trên 200 triệu người mỗi ngày.

Nhưng hiện tại, doanh thu từ những mini program như vậy và những dịch vụ khác vẫn “gần như là 0”. Trong khi đó, các đối thủ đã cho ra đời những mini program của chính họ. Trong số đó có Bytedance – một gã khổng lồ mới xuất hiện mà những người trẻ Trung Quốc đã trở nên nghiện những cung cấp về video và thông tin của họ, cùng với công nghệ trí thông minh nhân tạo. Đó là một cái gai trong mắt Tencent.

Nhìn chung, cách mà Bytedance đang thu hút những người dùng rất trẻ cũng như tài năng trẻ khiến Tencent trở nên giống một… người già hơn. Để tăng sự hấp dẫn đối với người trẻ, Tencent vào tháng 4 đã cho ra đời ứng dụng video ngắn gọi là Weishi và biến nó thành bảo copy của ứng dụng Douyin phổ biến của Bytedance.

Pan Luan – một cựu phóng viên công nghệ đã đăng tài bài viết với tiêu đề Tencent “không có giấc mơ” nói rằng gã khổng lồ này đang ngày càng ì ạch bởi “toàn bộ cấu trúc của họ đang trở nên già cỗi”.

Nhân viên trẻ nói họ có ít room để thăng tiến lên những vị trí được ra quyết định, ít cơ hội xây dựng những sản phẩm hấp dẫn khi Tencent giành tiền đổ vào những công ty khác. Một nhân viên trẻ của Tencent đã rời công việc ở đây để đến với công ty công nghệ mới hơn bởi nó cho anh cảm giác như ở startup nước ngoài hơn.

Nhưng, những ảnh hưởng vượt cấp của Tencent trong thế giới trực tuyến ở Trung Quốc có thể giữ thăng bằng cho họ khi nhắm tới các khách hàng doanh nghiệp. Với sức mạnh của mình, WeChat tạo ra cho Tencent một kênh phân phối quyền lực cho những game của chính mình và cho phép họ cạnh tranh với những sản phẩm mới của đối thủ gồm Douyin bằng việc chặn nó khỏi dịch vụ của họ.

Tuy nhiên Tencent đang chịu áp lực lớn và họ hiểu điều đó. “Chúng tôi phải thật tỉnh táo”, chủ tịch Martin Lau nói vào tháng trước. Với các đối thủ cạnh tranh ngày một khó nhằn hơn, công ty sẽ càng phải thận trọng hơn.

Vân Đàm – Cafef

Bài gốc