Rời môi trường làm việc mơ ước Viettel, chàng trai 9x khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ cực hot, được rót vốn liền tay
Khi được hỏi về lý do khởi nghiệp với công ty có tên WINDSoft Việt Nam vào năm 2018, CEO kiêm Founder Trần Anh Nam chia sẻ rằng tất cả bắt nguồn từ việc trực tiếp đi hỗ trợ các tỉnh và các doanh nghiệp, nhận thấy nhiều bất cập, khó khăn trong quá trình vận hành, kinh doanh của chính các doanh nghiệp nên nảy ra ý tưởng: Lập công ty phát triển ứng dụng phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp nâng tầm thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
CEO kiêm Founder WINDSoft Việt Nam – Trần Anh Nam.
Trần Anh Nam thừa nhận, thời điểm quyết định ra mở công ty riêng không hề đơn giản. Chàng trai sinh năm 1990 đã suy nghĩ rất nhiều bởi khi ấy, anh đang giữ vị trí Trưởng ban sản phẩm ở tập đoàn Viettel, môi trường làm việc đầy mơ ước với biết bao người bởi sự chuyên nghiệp, tầm vóc và cả thu nhập ấn tượng.
Nhưng rồi Trần Anh Nam vẫn quyết định chia tay tập đoàn Viettel. Mạo hiểm? Trần Anh Nam nói, thực ra táo bạo thì đúng hơn. Bởi dù sao anh cũng từng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong suốt 6 năm làm việc tại Viettel, tiếp cận trực tiếp các doanh nghiệp và biết họ đang thiếu gì, cần gì, và trong tay mình có thể làm được gì.
Cùng với một người bạn thân, Trần Anh Nam lập nên WINDSoft Việt Nam. Startup này chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm và ứng dụng mobile giúp quản trị, chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhằm tối đa doanh số và nâng cao trải nghiệm khách hàng trong thời đại công nghệ 4.0.
“Năm 2018, tôi bắt đầu khởi nghiệp cùng với một người bạn, hiện là CTO của WINDSoft. Đến năm 2020, WINDSoft đã nhận được sự quan tâm của quỹ đầu tư Viet Valley Ventures. Windsoft là một trong ba startup, bên cạnh JobsGo và EcomEasy được Quỹ đầu tư mạo hiểm Viet Valley Ventures rót vốn năm đó”, CEO 9x Trần Anh Nam chia sẻ.
“Lúc đó đại diện quỹ nhận định đây đều là 3 startup non trẻ nhưng dựa trên ý tưởng táo bạo và có cùng điểm chung và vận hành trên nền tảng số. Đến nay, công ty đã phát triển với 70 nhân viên tại hai chi nhánh là Hà Nội và TP.HCM, cùng với khoảng 1000 cộng tác viên ở các tỉnh”.
Nói về mục đích của WINDSoft, Trần Anh Nam liên tục nhắc đi nhắc lại câu chuyện làm sao giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số và đạt hiệu quả trong kinh doanh, cũng như giải bài toán việc làm.
“Nhìn thấy câu chuyện ở Việt Nam về nguồn nhân lực tương đối rẻ, số lượng nhân công ở các tỉnh lẻ chưa có công ăn việc làm còn rất nhiều, chúng tôi muốn tìm kiếm giải pháp kết nối các doanh nghiệp cần nguồn lực với nhân sự cần công việc và thu nhập.
Làm thế nào để kết nối được như vậy? WINDSoft mang đến sản phẩm là các giải pháp phần mềm ứng dụng mobile giúp quản trị – chuyển đổi số doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm khách hàng thời đại 4.0”, cựu sinh viên ngành CNTT của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nhớ lại.
“Windsoft sẽ giúp các doanh nghiệp chăm sóc khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng mới thông qua đội ngũ telesale”.
Đội ngũ nhân sự trẻ trung và nhiệt huyết của WINDSoft.
Hiện nay, có rất nhiều các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Nâng cao, phát triển sản phẩm; tạo dựng niềm tin và phát triển thương hiệu… Một số giải pháp mà WINDSoft đã và đang triển khai như:
Xây dựng app mobile:
– App mobile sẽ giúp doanh cho nghiệp cận được được nhiều khách hàng, ở nhiều nơi hơn. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thông qua app mobile. Nhờ đó doanh nghiệp có thể thúc đẩy bán hàng, gia tăng doanh số.
– Có app mobile doanh nghiệp sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường. Có thể dễ dàng hơn trong việc lôi kéo khách hàng đến và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và cải thiện được hành trình mua sắm cho khách hàng. Chỉ cần có Internet, khách hàng có thể đặt hàng bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào.
– App sẽ cho cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin và phân tích hành vi khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có được những dữ liệu thực tế. Để từ đó, triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao.
Sử dụng Big Data
Big Data sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thu thập thông tin và lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ.
Doanh nghiệp sẽ có thể thu thập được một lượng lớn thông tin của khách hàng. Bao gồm những thông tin cá nhân, sở thích, nhu cầu của khách hàng… Từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
– Khi sử dụng AI, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể giám sát và điều khiển các quy trình sản xuất. Nhờ đó, giảm thiểu được sự can thiệp của con người. Và tăng cường được hiệu quả cũng như năng suất lao động.
– AI sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán và quản lý rủi ro. Doanh nghiệp có thể áp dụng AI để dự đoán và quản lý rủi ro trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình. Từ đó, giảm thiểu được rủi ro và tối ưu hóa quy trình kinh doanh của mình.
– AI giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng trở nên tốt hơn. Sử dụng AI, doanh nghiệp sẽ có thể tăng cường trải nghiệm cho khách hàng. Từ việc đề xuất sản phẩm/dịch vụ tới việc chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng.
Nói về thành công tới thời điểm này, CEO Trần Anh Nam cho rằng có các yếu tố sau: Đầu tiên là luôn đặt lợi ích khách lên hàng đầu, rồi đến sự chuyên nghiệp, sự đam mê, sự tận tâm, sự đoàn kết, và xen vào giữa chính là tinh thần Đổi mới và sáng tạo không ngừng (Cập nhật xu thế, không ngừng tìm kiếm giải pháp mới để nâng cấp sản phẩm, gia tăng giá trị kinh doanh cho khách hàng).
“WINDSoft đã nhận được sự tin tưởng và đồng hành trong quá trình chuyển đổi số của hơn 400 doanh nghiệp cùng với hơn 1000 app, ứng dụng thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề: logitics, trường học, bệnh viện, chăm sóc sức khỏe cá nhân …Ngoài ra, WINDSoft còn tự phát triển 2 ứng dụng EZSale và Shop Cloud. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, chất lượng bán hàng và mở rộng phạm vi kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng”, CEO Trần Anh Nam chia sẻ.
Trần Anh Nam táo bạo, đầy hoài bão.
Khởi nghiệp chưa bao giờ dễ dàng, Trần Anh Nam nhớ lại: “Dù WINDSoft thành lập được 5 năm nhưng thực tế đã trải qua 3 năm Covid đầy khó khăn. Khi khởi nghiệp, chúng tôi mới 27-28 tuổi, mọi thứ dù được chuẩn bị nhưng bắt tay vào công việc mới thực sự nếm trải nhiều điều”.
“Tôi và các bạn trong công ty thật may luôn đồng lòng để vượt lên những khó khăn. Cũng may mắn, chúng tôi nhận được quỹ đầu tư Viet Valley Ventures năm 2020”.
Về kì vọng phát triển của WINDSoft, CEO Trần Anh Nam chia sẻ: “Lộ trình kì vọng đầu tiên về doanh thu sẽ tăng trưởng 100% mặc dù còn những khó khăn của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng từ đó chúng tôi cũng nhìn thấy cơ hội trong lĩnh vực của mình”.
“Không chỉ dừng lại ở 1000 cộng tác viên, chúng tôi hướng đến 5000 nhân công trên toàn quốc. Về dài hạn, chúng tôi hướng đến các chi nhánh ở nước ngoài, đặc bịệt là thị trường Singapore. Thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, kể cả châu Âu lẫn châu Á tự tìm đến EZ Sale, WINDSoft chứ không phải qua các kênh marketing. Đây chính là tiền đề giúp chúng tôi thực hiện những hoài bão tiếp theo”, chàng trai 9x nói.
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng ban hành qua thời gian 7 năm đã mang đến nhiều sự hỗ trợ tích cực cho cộng đồng start-up.
Số lượng quỹ đầu tư tham gia hoạt động tại Việt Nam tăng mạnh khoảng 60% và phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Năm 2021, Việt Nam là quốc gia có số lượng nhà đầu tư rất cao, đứng thứ hai chỉ sau Singapore.
Dẫu Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư dài hạn tại khu vực Đông Nam Á nhưng hệ sinh thái khởi nghiệp cũng không tránh khỏi các tác động từ suy thoái chung. Bằng chứng là sau mức đỉnh năm 2021, tổng số vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp năm 2022 chỉ đạt 855 triệu USD (giảm 40% so với mức 1,4 tỷ USD năm 2021) , số thương vụ cũng giảm từ 165 (năm 2021) xuống còn 85.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia cũng như các tổ chức đầu tư, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp của Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia và Singapore.
THEO NGUYỄN THỊNH
(Báo Dân Việt)