Nguyên tắc kỷ luật khi khởi nghiệp
Để hoạt động thành công, các công ty khởi nghiệp cần có những kỷ luật cơ bản, giúp người sáng lập startup điều hành tốt mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1. Phân định rõ bạn bè và đồng nghiệp
Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất mà mỗi người sáng lập startup cần thấm nhuần. Bạn bè có thể cùng bạn tham gia hành trình kinh doanh của bạn, nhưng họ cần chứng tỏ sự chuyên nghiệp, như một phần của quá trình khởi nghiệp, giống như bất cứ thành viên nào khác trong nhóm mong đợi sẽ làm.
2. Không bỏ qua các thủ tục pháp lý
Là người khởi nghiệp, có thể bạn vẫn còn nhiều thủ tục chưa hoàn thành, nhưng không vì điều đó mà cố tình biện minh cho bất cứ sự lơ là nào trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn, nhất là trong tuyển dụng.
Bạn bè có thể cùng bạn tham gia khởi nghiệp mà không cần đến giấy tờ nào, nhưng các thành viên khác cần phải có thư giới thiệu, thư đề nghị khi làm việc. Vì thế, hãy chắc chắn các thủ tục giấy tờ của bạn luôn hoàn hảo, bởi vì ngày mai nhóm của bạn có thể không ở cùng bạn nhưng bạn phải bảo đảm rằng họ luôn tự hào về bạn.
3. Tôn trọng nhân viên
Hãy tạo cho nhân viên có cơ hội để thể hiện giá trị bản thân và đừng phán xét họ một cách vội vàng. Bởi vì mọi người cần có thời gian để am hiểu về công ty, về văn hóa công ty, trước khi cảm thấy thoải mái với không gian làm việc.
Do đó, bạn hãy học cách tin tưởng nhân viên và biết chấp nhận những thay đổi hợp lý từ phía nhân viên, nhằm cải thiện môi trường làm việc.
4. Tạo môi trường làm việc có kỷ luật
Trong lúc làm việc căng thẳng và cạnh tranh cao, thì việc nói chuyện, cười đùa vui vẻ hay những cuộc đối thoại nhỏ là tốt và cần thiết, nhưng cần bảo đảm tính kỷ luật.
Điều quan trọng đối với người sáng lập startup là đưa ra các ví dụ điển hình trước nhân viên, thay vì khiến họ không cảm thấy thoải mái bằng cách trở nên quá thân thiện hay tạo những mối ác cảm cá nhân.
5. Để nhân viên gắn bó lâu dài
Khi công ty phát triển, bạn cần tuân thủ một số tiến trình và nguyên tắc nhất định, để quản lý số nhân viên ngày càng tăng mỗi ngày, đặc biệt là nhân viên nữ. Mặc dù công việc là quan trọng, nhưng sự cân bằng giữa công việc – cuộc sống cũng cần thiết không kém.
Cần bảo đảm bạn đang tạo ra một môi trường làm việc, mà nơi đó nhân viên có thể lựa chọn cách đem việc về nhà làm hoặc thỉnh thoảng, có thể về sớm hơn ngày thường một chút.
6. Không thiên vị
Mỗi cá nhân có xu hướng đem lại sự khác biệt cho công ty, và không ai có những điểm mạnh hay điểm yếu giống nhau. Trong khi đó, môi trường làm việc là nơi đánh giá kinh nghiệm của từng người.
Tuy nhiên, để xác định những điểm mạnh của nhân viên, và tận dụng chúng theo cách tốt nhất cho công ty không phải là điều dễ dàng. Vì thế, nếu người sáng lập startup không thể thích ứng với từng cá nhân, cũng sẽ giống như bạn kết thúc quan điểm về một vấn đề bằng chính quan điểm của mình.
7. Tập trung và tăng cường những điểm mạnh
Là một CEO khởi nghiệp nghĩa là bạn phải sẵn sàng để làm tất cả mọi thứ. Có thể có một số khía cạnh trong điều hành doanh nghiệp mà bạn chưa thể nắm bắt, hiểu rõ, nhưng nhân viên của bạn cần có một ví dụ điển hình. Và khi họ nhìn thấy bạn làm việc có mục đích nào đó, sẽ cũng làm theo bạn.
8. Cách thức giao tiếp
Những ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ cơ thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc chất lượng. Nói lời thô tục, cách đối xử ngược đãi, hạ thấp giá trị người khác trước nhóm, hoặc la hét không cần thiết sẽ gây ra bất mãn, bức xúc với những người cùng làm việc với bạn, khiến cho năng suất làm việc của nhân viên cũng giảm bớt.
Điều này khiến nhân viên có tâm lý ngại ngùng khi muốn đưa ra những ý kiến và không thể đóng góp cho sự phát triển của công ty.
9. Sự đồng cảm
Người sáng lập startup cần đồng cảm với nhân viên và giúp đỡ nhân viên làm việc tốt hơn. Hãy động viên nhân viên nếu cần, nhưng cần làm điều này với thái độ chân thành.
Nếu yêu cầu nhân viên làm việc qua đêm, điều ít nhất có thể làm là đối xử với nhân viên theo cách bạn muốn được đối xử giống như vậy.
TRƯỜNG THI
Your Story