Klarna – kỳ lân thanh toán 5,5 tỷ USD lần đầu tiên công bố khoản lỗ
Klarna là một trong số ít công ty công nghệ tài chính cung cấp dịch vụ “mua trước, trả tiền sau” gần đây nhất đã có báo cáo về khoản lỗ đầu tiên của mình lên đến 1,1 tỷ krona Thụy Điển (113 triệu USD) mặc dù doanh thu trong năm 2019 của công ty này đạt 7,2 tỷ krona.
Điều đó khiến cổ phiếu của công ty này chìm trong sắc đỏ kể từ khi nó được thành lập vào năm 2005. Klarna là một trong những một fintech có lãi trong nhiều năm nhờ các giao dịch với các nhà bán lẻ tên tuổi. Năm ngoái, kỳ lân Klarna với báo cáo lợi nhuận năm 2018 là 161 triệu krona, giảm so với 346 triệu krona của năm trước đánh dấu sự bất ổn đầu tiên.
Nhìn chung, doanh nghiệp “rất khỏe mạnh” và đang có ”sự tăng trưởng mạnh mẽ” về khối lượng giao dịch, doanh thu và tăng trưởng thương mại, một phát ngôn viên của Klarna cho biết. Klarna cũng cho biết doanh thu của họ tăng 31% trong năm 2019, đồng thời cũng đã bổ sung 75.000 đối tác mới vào nền tảng của mình.
Một lý do chính đằng sau khoản lỗ năm 2019 là việc đầu tư thành lập trung tâm kỹ thuật ở Berlin, cũng như tập trung tăng trưởng tại thị trường Mỹ. Ngoài ra, Klarna cho biết sẽ có kế hoạch mở rộng sang “một số thị trường mới trong năm 2020”.
Mô hình của Klarna tương đối đơn giản. Khi mua sắm tại các thương hiệu lớn như ASOS, Gymshark hay Topshop, khách hàng có thể lựa chọn phương thức trả tiền sau với Klarna. Với nền tảng này, người dùng có thể hoàn thành đơn hàng mà không cần trả tiền luôn cho người bán hàng. Thay vào đó, họ trả tiền cho Klarna trong khoảng thời gian lên tới 30 ngày sau khi sản phẩm được giao.
Trong phần lớn trường hợp, khách hàng chỉ phải cung cấp các thông tin như tên, địa chỉ trả tiền, ngày sinh, địa chỉ thư điện tử và số điện thoại. Chỉ trong vòng vài giây, họ sẽ trải qua quá trình “kiểm tra tín nhiệm mềm” và được chấp nhận cho dùng dịch vụ. Klarna dùng machine learning (học máy) và phân tích để đánh giá khách hàng theo thời gian thực chỉ bằng các thông tin ít ỏi như vậy.
Dịch vụ mua trước, trả tiền sau không mới nhưng điều khiến Klarna khác biệt so với các nhà cung cấp thẻ tín dụng và các đơn vị cho vay truyền thống khác là có nhiều lựa chọn không tính lãi suất hay phí. Người dùng cũng không phải đăng ký hay lập tài khoản. Thay vào đó, Klarna tính phí giao dịch cho các nhà bán lẻ và lấy phần trăm đơn hàng.
Đổi lại, Klarna tuyên bố có thể làm tăng số lượng đơn đặt hàng cho nhà bán lẻ. Sau khi kết hợp với Gymshark năm nay, giá trị đơn hàng trung bình của nhà bán lẻ này tăng 33%.
Những loại dịch vụ này ngày cảng phổ biến. Klarna cho biết có tới 60 triệu khách hàng toàn thế giới và 26 triệu trong số đó mới sử dụng dịch vụ trong năm 2018. Cuối năm 2019 , nhãn hàng thời trang quốc tế H&M (giá trị thị trường 28,7 tỷ USD) đã mở rộng sử dụng Klarna tới thị trường Anh. Hồi tháng 8/2019, công ty này được định giá 5,5 tỷ USD.
PV