Không phải khởi nghiệp là thành công – 5 công ty hàng đầu thế giới đã khởi nghiệp ra sao?
Ngày nay, người ta thường đọc những câu chuyện khởi nghiệp từ những ý tưởng đơn giản rồi trở thành công ty triệu đô. Tuy nhiên, khởi nghiệp không chỉ có thành công, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp bị phá sản và cũng không ít công ty hàng đầu có một lịch sử khởi nghiệp đầy thăng trầm. Dưới đây là câu chuyện khởi nghiệp của 5 công ty hàng đầu trên thế giới để thấy rằng khởi nghiệp không chỉ cần ý tưởng và quyết tâm.
1. Airbnb
Hai cậu sinh viên nghèo phải vật lộn để trả tiền thuê nhà khi chuyển đến một thành phố khác sống đã nhìn thấy cơ hội trong việc cung cấp chỗ ở với mức giá thấp và ngay lập tức họ đã có vị khách Airbnb đầu tiên, một người Ấn Độ 30 tuổi.
Công ty không thành công ngay trong một đêm, những người sáng lập đã phải bán ngũ cốc trong 6 tháng để duy trì công ty. Sau vài lần bị từ chối, cuối cùng họ cũng nhận được số tiền đầu tư đầu tiên là 112 triệu đô và họ đã đi vào lịch sử từ đó.
2. Alibaba.com
Câu chuyện của người sáng lập Alibaba – Jack Ma – có lẽ gợi cảm hứng cho rất nhiều người nghèo muốn trở thành một người giàu có. Jack sinh ra trong một gia đình nghèo ở Trung Quốc. Ông trượt đại học hai lần và bị nhiều công ty từ chối trong đó có cả KFC. Ông không có kiến thức về internet hay code nhưng bị thu hút bởi internet ngay lần đầu tiên sử dụng nó.
Jack lập hai công ty về internet nhưng thất bại thảm hại, sau đó 4 năm, ông bắt tay vào xây dựng alibaba.com. Ông tập hợp tất cả các mối quan hệ của mình và thuyết phục họ đầu tư vào. Dần dần, alibaba trở thành một trang thương mại điện tử lớn nhất và Ma trở thành người giàu nhất ở Trung Quốc.
3. Instagram
Instagram – ứng dụng hình ảnh trên điện thoại được sáng lập bởi cựu sinh viên trường Đại học Stanford, Kevin Systrom. Kevin sinh ra trong một gia đình bình thường và là một thiên tài công nghệ. Ở trường, Kevin lần đầu tiên được tiếp xúc với công nghệ và quyết định tự học code vào ban đêm. Anh cũng bắt đầu nghiên cứu ứng dụng gần như kết hợp giữa Foresquare và Flickr. Rất ít người biết rằng Mark Zuckerburg muốn tuyển anh khi anh chưa tốt nghiệp đại học nhưng anh đã từ chối lời đề nghị bởi anh muốn tốt nghiệp trước. Cùng với người bạn tên là Mike, Kevin đã dành 8 tuần liền phát triển ứng dụng và cuối cùng, vào đêm ngày 6 tháng 10 năm 2010, họ chính thức cho ra mắt Instagram. Chỉ sau 2 giờ ra mắt, server bị quá tải bởi lượng người truy cập và trong vòng 24 giờ, nó trở thành ứng dụng số #1 trên iOS. Trong vòng 9 tháng, Instagram đã sở hữu lượng người dùng kỉ lục 7 triệu người, bao gồm cả những người nổi tiếng yêu công nghệ như Justin Bieber và Ryan Seacrest.
4. Pinterest
Câu chuyện thành công của Pinterest gợi cảm hứng hơn hết bởi người sáng lập Ben Silbermann tình cờ đưa ra ý tưởng này và đấu tranh vì nó dù 90% người được hỏi không thích nó. Trong vòng 4 tháng sau khi ra mắt, nó chỉ có vỏn vẹn 900 người dùng. Đó là một thất bại và Ben không gọi vốn được trong một thời gian dài.
Bố mẹ của Ben là bác sĩ và họ muốn Ben trở thành bác sĩ giống mình. Ben học ở Yale và đó cũng là lúc anh nhận ra rằng mình không muốn trở thành bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp, anh gia nhập Google ở bộ phận bán hàng và hỗ trợ. Tuy nhiên tại Google, Ben không thích văn hóa tại đây và đã nghỉ việc. Sau đó anh bắt đầu khởi nghiệp với Pinterest. Kể từ đó, anh trở thành một bằng chứng của thất bại trước khi Pinterest trở nên nổi tiếng sau khi một blogger nổi tiếng giới thiệu về nó.
5. Uber
Uber ra đời khi sáng lập viên Travis Kalanick không thể bắt taxi để tới một hội thảo. Ông ấy hình dung ra một cách nào đó để giảm chi phí dịch vụ xe hơi chỉ bằng một nút bấm. Sau hai lần khởi nghiệp thất bại, thật khó cho Kalanick để thuyết phục các nhà đầu tư tin vào mình. Tuy nhiên, ngay khi Ubercab ra mắt tại San Francisco, đó thực sự là một cú đánh lớn. Sau San Francisco, họ tiếp tục ở rộng ra các thành phố khác ở Mỹ và trên toàn cầu.
Uber hiện nay định giá ở mức 69 triệu đô, trở thành công ty công nghệ do tư nhân sở hữu giá trị nhất.
Có nhiều con đường dẫn đến thành công, khởi nghiệp để tiên phong đó là điều nên làm. Tuy nhiên, không có con đường nào chỉ toàn rải hoa hồng, vậy nên, hãy khởi nghiệp một cách sáng tạo, thông minh và kiên trì với con đường đã chọn.
Tú Oanh
(Nguồn: IndiaToday)