Theo lý thuyết kinh tế, tình trạng suy thoái (Recession) là sự suy giảm trong các hoạt động kinh tế nói chung mà đại biểu là việc sụt giảm GDP trong 2 quý liên tiếp. Để hiểu đơn giản, các chuyên gia đều đồng ý rằng suy thoái kinh tế liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế như việc làm, đầu tư hay lợi nhuận doanh nghiệp. Những rủi ro lạm phát hay giảm phát dễ dàng xuất hiện trong các thời kỳ suy thoái.

Đại dịch Covid-19 được xem là nỗi khiếp sợ của nhiều nhà kinh tế, nhà đầu tư. Worldbank dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 5,2% trong năm 2020, đây được xem là một trong những sự suy thoái mạnh mẽ nhất từ thế chiến thứ 2.

Câu hỏi mà nhiều doanh nhân quan tâm là liệu đây có phải thời điểm để khởi nghiệp.

1. Khởi nghiệp và suy thoái không tác động nhiều đến nhau

Nhiều công ty startup kì lân, những công ty giờ đã trở thành những gã khổng lồ của ngành công nghiệp cũng đã bắt đầu trong thời kỳ suy thoái. Có thể kể đến một vài cái tên như Airbnb, Uber đều được thành lập trong cuộc Đại suy thoái 2008-2009.

Với những sự hỗ trợ của các nhà đầu tư mạo hiểm trong thời gian dài, nguồn vốn vẫn sẽ chảy vào các công ty khởi nghiệp hứa hẹn nhất bất kể tình hình kinh tế vĩ mô như thế nào.

2. Khởi nghiệp đồng nghĩa làm chủ tình huống

Suy thoái không khiến sự phát triển của các ngành công nghiệp dừng lại. Ngược lại, còn đòi hỏi nhiều hơn những sự phát triển về khoa học công nghệ để thích ứng với đại dịch.

Đây có thể được xem là thời điểm tuyệt vời để xây dựng một công ty khởi nghiệp với những con người đầy tài năng vì sự cạnh tranh về nguồn lực ngày càng giảm. Ngoài ra, còn là việc tìm không gian văn phòng và thu hút khách hàng thông qua quảng cáo trực tuyến khi giá đấu giá quảng cáo giảm. Và bạn có thể sẽ có ít đối thủ cạnh tranh được tài trợ mạo hiểm hơn để cạnh tranh, vì vậy bạn sẽ dễ dàng nổi bật hơn với khách hàng và người dùng tiềm năng.

3. Khởi nghiệp giỏi thì suy thoái hay không suy thoái vẫn sẽ thành công

Trong thời kỳ suy thoái, các công ty khởi nghiệp nên tập trung vào các sản phẩm và hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ, đồng thời nên quản lý việc chi tiêu của công ty một cách cẩn thận. Cũng cần lưu ý rằng thói quen tiêu dùng của cả khách hàng và người mua doanh nghiệp đều đã và đang thay đổi trong thời buổi dịch bệnh: họ bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và chi phí. Bên cạnh đó, dịch bệnh đồng nghĩa với ngân sách dành cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp thường bị cắt giảm và chi tiêu của người tiêu dùng bị thắt chặt.

Đó là lý do những công ty startup cần có những chiến thuật thông minh trong kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và phải thật phù hợp với những định hướng phát triển của công ty, như cách một số công ty startup du lịch đã từng có những thay đổi nhằm thích nghi với nhu cầu thị trường trong mùa dịch Covid-19.

Tóm lại, suy thoái kinh tế suy cho cùng cũng chỉ là một trong số nhiều những vật cản đối với các công ty khởi nghiệp. Và không quan trọng xuất phát điểm ở đâu và như thế nào, quan trọng nhất vẫn là hướng phát triển và cách vận hành của công ty để vẫn phát triển bền vững qua thời kì suy thoái ấy.

Bài viết có tham khảo thông tin từ Tapchitaichinh.vn, forbes.com và cafef.vn

Nhật Minh