5 lời khuyên của một người từng khởi nghiệp hơn 40 tuổi dành cho bạn: Giảm tải nhân viên, không phải công ty tàn nhẫn mà do thị trường lựa chọn
Trong khi hầu hết các công ty của mọi người lại luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường. Khi nền tảng mà bạn dựa vào luôn có thể bị thị trường đào thải, vậy thì tại sao nền tảng ấy lại bảo vệ bạn trong suốt quãng đời còn lại? Sa thải không phải là sự tàn nhẫn của công ty mà là sự lựa chọn của thị trường.
Là một tài xế taxi già với 20 năm kinh nghiệm nơi việc làm, tôi đã từng làm công việc hành chính công sở, cũng đã từng ra ngoài khởi nghiệp, sau khi tốt nghiệp 2 năm, lương tháng luôn duy trì ở mức 8 con số, trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện tại, tôi vẫn có thể ổn định được cuộc sống. Tuổi trẻ tôi cũng đã từng rất nhiệt huyết và quyết liệt, cũng đã từng “ngã đau” không biết bao lần ở chốn công sở, cũng xem là một người có kinh nghiệm, vì vậy muốn truyền đạt lại cho người trẻ một vài suy nghĩ của mình.
01. Thăng chức tăng lương không thể tách rời được sự ủng hộ của người ra quyết sách, phải học cách “đánh tiếng”
Ở bất cứ đơn vị nào, dù là trong thể chế hay công ty nhỏ ở ngoài, nếu muốn thăng chức tăng lương, trước tiên bạn vẫn phải tìm riêng nhân vật đưa ra quyết sách, rồi nói cho đối phương biết nguyện vọng của mình, cái này gọi là “đánh tiếng”.
Đứng từ góc độ người đưa ra quyết sách, giả sử có 3 người có nguyện vọng nộp lên cho họ tài liệu thẩm định, nhưng chỉ có một người tìm tới họ “đánh tiếng”, giả sử cả 3 người tài năng như nhau, vậy thì người đưa ra quyết sách 99% sẽ nghiêng về người đánh tiếng nguyện vọng của mình ra.
Còn “đánh tiếng” ra sao, thực ra không cần phải tặng quà mời ăn uống, người ta cũng chẳng thiếu gì hai chai rượu hai bao thuốc của bạn, thứ mà họ thực sự cần đó là “người công nhận quyền lực” của họ. Hành động “đánh tiếng” của bạn đã nói lên được rằng bạn hiểu quy tắc quyền lực nơi việc làm, chỉ cần bạn có năng lực, cấp trên ắt sẽ chú ý tới bạn, dụng tâm bồi dưỡng bạn.
02. Khi thỉnh giáo người khác, trước tiên hãy viết bản thảo phương án trước rồi hãy đi thỉnh giáo người ta, làm vậy bớt gây phản cảm
Nếu bạn gặp phải vấn đề hay khó khăn trong công việc, muốn thỉnh giáo lãnh đao hoặc đồng nghiệp, nếu bạn không muốn khiến họ cảm thấy bị hỏi phiền, thấy bạn phản cảm, phương pháp tốt nhất chính là hãy viết ra một bản nháp trước rồi hãy đi hỏi. Viết ra tất cả những chi tiết bạn có thể nghĩ ra, những chi tiết cần hỏi ra tài liệu Word, và viết nó thành một kế hoạch văn bản chính thức, rồi cầm đi xin ý kiến của lãnh đạo.
Khi viết kế hoạch, đừng chỉ liệt kê các vấn đề mà hãy viết ra các giải pháp mà bạn có thể nghĩ ra, liệt kê nhiều phương án để lãnh đạo của bạn tham khảo. Ví dụ: khi bạn viết “Anh có cần đặt xe không?”, bạn có thể thử tìm kiếm các công ty cho thuê xe với các mức giá khác nhau gần công ty, liệt kê năm hoặc sáu lựa chọn trong kế hoạch của bạn và cung cấp tài liệu tham khảo cho lãnh đạo.
Khi bạn viết một kế hoạch như vậy và đến gặp lãnh đạo, từ góc độ của người lãnh đạo, suy nghĩ của họ sẽ là: “Người này rất dụng tâm, chu đáo và có trách nhiệm, mình có thể tập trung vào việc đào tạo người này, cho họ nhiều nguồn lực và cơ hội hơn. ”
03. Làm nghề phụ, tuyệt đối đừng để người trong công ty biết
Lúc trước tôi không biết rằng có một số quy tắc bất thành văn ở nơi làm việc, sau khi đã hoàn thành xong công việc của mình, tôi sẽ quảng cáo công việc phụ của mình trên trang cá nhân, hoàn toàn không có ý gì giấu giếm, nhưng sếp sau khi nhìn thấy đã gọi tôi tới nói chuyện, nói như vậy ảnh hưởng không tốt.
Mặc dù biết là công việc của tôi đã hoàn thành rồi, nhưng vẫn trong giờ làm, muốn làm việc khác cũng phải khiêm tốn một chút, đừng quá lộ liễu, để lãnh đạo biết sẽ rất bất lợi.
Tất nhiên nói thì là nói vậy, nhưng ẩn ý sâu bên trong chính là lãnh đạo và đồng nghiệp trong công ty cùng làm việc như bạn, cùng có một mức lương đã được thỏa thuận như bạn, còn bạn lại một mình hành động, muốn kiếm nhiều tiền hơn người ta, điều này ít nhiều cũng sẽ gây ra sự mất cân bằng tâm lý với những đồng nghiệp khác, và điều quan trọng nhất là, bạn nói toẹt ra nghề phụ và thu nhập của mình, điều này chẳng có chút liên quan gì tới họ, cũng chẳng đem lại cho họ lợi ích gì, nhiều khi còn kéo tới một loạt sự đố kị.
Vì vậy, khi làm thêm một việc nào đó, nếu không thể cùng người khác kiếm tiền hay không tạo ra được giá trị nào cho công ty, vậy thì cứ âm thầm mà làm thôi, đừng khoa trương. Đi làm là đi làm, tan làm là tan làm, dẫu sao thì cũng không có một lãnh đạo nào thích nhân viên của mình làm việc khác trong giờ mà họ vẫn đang phải trả tiền cho người đó cả.
04. Tìm công việc, điều quan trọng nhất là gì
Bất kể bạn tìm việc ở giai đoạn nào thì đầu tiên cũng phải nghĩ xem công ty nào khiến bạn học được nhiều điều, biến bạn ngày một trở nên đáng tiền hơn.
Chẳng hạn như mức độ thân thiết của bạn với nhóm? Bạn có thể tham gia vào dự án tuyệt vời nhất không? Bạn có thể học được kĩ năng cốt lõi? Lãnh đạo cấp trên của bạn có đáng để bạn học hỏi không? Anh ta có cầu tiến không? Có sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho bạn hay không?…
Thực ra, chúng ta thường xuyên nhìn xem một công ty có tốt hay không mà rất ít khi nhắc đến việc cấp trên của mình có ổn hay không. Nhưng, khi mới vào một nơi nào đó, cấp trên trực tiếp chính là người có khả năng định hình cách nhìn của bạn về nơi làm việc nhiều nhất, và ảnh hưởng của anh ta đối với bạn là rất quan trọng.
Bạn muốn trở thành một người ra sao, vậy thì phải lựa chọn ở cùng với một người ra sao. So với điều này, thứ chúng ta để ý nhiều hơn lại là văn phòng có đẹp không, địa điểm ok không, ngày nghỉ trong năm có bao nhiêu, phúc lợi tốt không, thực ra mấy cái đó không quá quan trọng, bởi lẽ chúng không liên quan chút nào tới việc nâng cao nâng lực cạnh tranh cốt lõi của bạn.
05. Giảm tải nhân viên, không phải công ty tàn nhẫn mà do thị trường lựa chọn
Xã hội này, thứ mà nó không thiếu nhất chính là lớp người trẻ mới. Những người trẻ mới ra làm việc có chi phí lao động thấp, hiệu quả cao, có đủ năng lượng, thời gian và cả nhiệt huyết, họ sẵn sàng học hỏi và rất chịu khó.
Còn những nhân viên ngoài 30 tuổi, bản thân thể chất không được như người trẻ, lại vừa phải chăm lo cho gia đình, thời gian nghĩ đến công việc ắt ít đi. Ông chủ không sa thải họ thì sa thải ai?
Từ quan điểm thương mại của công ty, làm như vậy cũng chẳng có vấn đề gì, trừ khi bạn đang ở trong một doanh nghiệp nhà nước hoặc một tổ chức công, bởi vì loại hình doanh nghiệp này không có cạnh tranh trên thị trường. Trong khi hầu hết các công ty của mọi người lại luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường. Khi nền tảng mà bạn dựa vào luôn có thể bị thị trường đào thải, vậy thì tại sao nền tảng ấy lại bảo vệ bạn trong suốt quãng đời còn lại? Sa thải không phải là sự tàn nhẫn của công ty mà là sự lựa chọn của thị trường.
Nếu một người chỉ có thể có cơ hội làm giàu một lần trong đời, vậy thì hãy tranh thủ mà làm càng sớm càng tốt. Tranh thủ nỗ lực làm giàu sớm hơn, cho phép bạn đứng trên một nền tảng cao hơn, nhìn rõ thực trạng cạnh tranh trong xã hội này, đồng thời cho phép bạn có cơ sở để đối phó với những trường hợp bất ngờ ập đến. Đừng đợi đến khi 35 tuổi, vẫn chưa làm được quản lý, rồi còn bị sa thải, thì mới nhận ra rằng mình mất việc rồi, và thảm hơn nữa là mình lại chẳng biết làm cái gì khác.
Báo Dân Sinh