[Phân tích] 11 lý do bạn không được đầu tư
Như mọi nhà đầu tư, chúng tôi thường xem xét hàng chục thỏa thuận mỗi tuần. Do đó, chúng tôi đã phát triển một quy trình cho phép loại bỏ những dự án không hợp tiêu chí của mình.
Mục đích của bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 11 lý do tại sao chúng tôi không chọn đầu tư vào công ty của bạn.
1) Thiếu minh bạch/ thẳng thắn.
Nếu chúng tôi phát hiện ra người sáng lập không minh bạch, chúng tôi lập tức mất đi hứng thứ. Đầu tư mạo hiểm dựa vào mối quan hệ, nếu nó không rõ ràng sẽ dẫn tới rủi ro.
2) Không có lợi thế cạnh tranh/ độc quyền
Nếu một công ty không có điều gì khác biệt để tạo nên tính cạnh tranh chống lại các đối thủ tiềm năng, họ cũng sẽ sớm thất bại.
3) Không xác định kênh marketing
Chúng tôi muốn đầu tư vào những công ty mà tiền của chúng tôi có khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Nếu công ty chưa có kênh marketing để phục vụ việc kinh doanh và hiểu quả về mặt chi phí, thì việc đầu tư cho họ giống như làm một cuộc thử nghiệm vậy.
4) Không biết dùng KPI (chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động)
Chúng tôi phát hiện ra rằng có độ tương quan giữa độ sau kiến thức về KPI và sự thành công của công ty.
Đầu tiên, nhà sáng lập phải chứng minh được họ hiểu được các số liệu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ. Thứ hai, họ phải chứng minh được họ tính toán các chỉ số chính xác. Cuối cùng, họ phải biết được họ phải biết được nhân tố nào tác động đến KPI và KPI nào cần được điều chỉnh.
5) Runway quá ít – Runway (khoảng thời gian startup tự sống khi chưa có nhà đầu tư).
Khi đầu tư, chúng tôi muốn một startup có thể sống sót ít nhất 12 tháng ‘runway’. Bởi vì, việc tìm kiếm nhà đầu tư rất tốn thời gian và công sức, ngoài ra chủ công ty cũng sẽ không chú tâm vào công việc.
Để tính toán được ‘runway’, nhà sáng lập phải tính toán được việc chi tiêu hiện tại, đưa ra những dự tính hàng tháng về việc sử dụng nguồn vốn hiện có. Phép tính được thực hiện qua 3 giả thiết:
- Không có doanh thu.
- Doanh thu hiện tại không tăng trưởng.
- Doanh thu tăng dựa theo xu hướng tăng trưởng trong quá khứ..
6) Thị trường mục tiêu (TAM) quá nhỏ
Đối với các công ty muốn tự lập sớm, nó cần một thị trường đủ lớn để thâu tóm và đem về doanh thu. Nếu một công ty không có được thị trường đủ lớn (mang về khoảng 1 tỷ USD/năm) chúng tôi sẽ bỏ qua nó.
7) Chưa có doanh thu hoặc chưa bán hàng
Chúng tôi phát hiện ra rằng, nếu công ty đã từng bán hàng cho một ai đó thì rủi ro về đầu tư sẽ giảm nhiều hơn so với công ty chưa từng bán hàng. Vì vậy, chúng tôi luôn đầu từ vào những công ty đã từng bán hàng và đưa ra được sản phẩm phù hợp với thị trường.
8) Không có tầm nhìn
Chúng tôi thích những công ty mà ở đó nhà sáng lập có tầm nhìn phát triển công ty lớn gấp nhiều lần hiện nay. Để phát triển, tầm nhìn rất quan trọng, không có nó mọi việc đều trở nên rất khó khăn.
9) không hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Người sáng lập còn phải hiểu được đối thủ cạnh tranh đang làm gì, phân khúc thị trường họ nhắm tới. Một khách hàng tiềm năng sẽ luôn so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ cạnh tranh. Người sáng lập giỏi sẽ luôn làm hài lòng khách hàng của mình.
10) Đội ngũ sáng lập kém cỏi
Sản phẩm cần được xây dựng và bán ra. Điều đó đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật và một người bình thường ít khi biết hết chúng. Chúng tôi muốn tìm một đội ngũ sáng lập có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, từ kỹ thuật cho với phát triển marketing và bán hàng.
11) Không tập trung vào việc làm
Chúng tôi muốn thấy một người sáng lập đặt 100% độ tập trung vào công việc trước khi có chúng tôi. Tối thiểu, họ cần làm tất cả mọi việc về kinh doanh. Lý tưởng hơn, các nhà sáng lập phải tự bỏ tiền của mình đầu tư vào công ty.
Một khi các nhà sáng lập đầu tư vào rồi “thất bại tới mức không tưởng” họ sẽ “sẵn sàng chiến đấu đến cùng”!
Bảo Trung (Techcrunch)