“Khởi nghiệp không chỉ là lập nghiệp”

Theo các diễn giả giàu kinh nghiệm quốc tế về khởi nghiệp, khái niệm khởi nghiệp đôi đi được đánh đồng trùng khít và bao trùm bằng lập nghiệp đã và đang hạn chế không những sáng tạo – điều kiện và mục tiêu cần có trong suốt những quá trình khởi nghiệp.

Thông điệp về khởi nghiệp, ở góc nhìn quốc tế khi ứng dụng vào Việt Nam, là điều đã được nhiều giáo sư, diễn giả, nhà nghiên cứu và đầu tư trong ngoài nước mang đến hội thảo quốc tế với chủ đề “Sáng tạo và Khởi nghiệp” do Trường ĐH Hoa Sen và Mạng lưới học thuật Quốc tế Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức trong suốt 2 ngày 7-8/7/2017 tại TP HCM.

Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các diễn giả trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo khởi nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ xoay quanh các chủ đề:

Sự phát triển của một hệ thống sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học; xây dựng một hệ sinh thái để khuyến khích tinh thần doanh nhân trong giới trẻ; vai trò của chính phủ trong hệ sinh thái khởi nghiệp; hệ thống sinh thái khởi nghiệp và những người mới khởi nghiệp ở một số nước.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng khởi nghiệp thực ra là một đề tài không hề mới đối với nhiều nền kinh tế, nhưng không phải ai cũng hiểu thấu đáo về nó. Rất cần có một sự phân biệt về khởi nghiệp và lập nghiệp.

Bởi khởi nghiệp (startup) không chỉ về những doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó còn thường được gắn với công nghệ mới trong giai đoạn lập nghiệp. Vì gắn với công nghệ mới nên theo các nhà nghiên cứu, khởi nghiệp có tính rủi ro cao.

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT: “Một bên là Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên là Lập nghiệp (Entrepreneur). Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn. Còn nói đến Sartup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm”.

Có lẽ vì vậy mà trên thế giới, những doanh nghiệp khởi nghiệp đạt đến những tựu thành như Google, Facebook hay thậm chí kể cả những nhà sáng lập ứng dụng kết nối vận chuyển hành khách như Uber, Grab – vốn đang không được hoàn toàn hưởng ứng ở VN – đều có nền tảng đi đến thành công nhờ mang đến và gắn liền với sáng tạo ra công nghệ mới. Sáng tạo, theo đó, là yếu tố cốt lõi của khởi nghiệp. Không có sáng tạo sẽ không có khởi nghiệp.

GS.TS Trương Nguyện Thành, P.Hiệu trưởng điều hành ĐH Hoa Sen, cũng là nhà sáng lập mạng lưới quy tụ đông đảo các Giáo sư gốc Việt ở nước ngoài là mạng IVANET, khẳng định rằng khởi nghiệp sáng tạo đã có từ lâu trên thế giới cũng như Việt Nam.

Các Trường ĐH, môi trường đào tạo ra các nhà lập nghiệp tương lai, trong giai đoạn Chính phủ phát động phong trào Khởi nghiệp nhằm phát triển kinh tế hiện nay, cần khẳng định vai trò chủ động khơi nguồn sáng tạo khởi nghiệp.

TS Nguyễn Thanh Mỹ, nhà khởi nghiệp tuổi 60, người từng xây dựng thành công Tập đoàn Hóa chất Mỹ Lan ở Trà Vinh trị giá 100 triệu USD và hiện vẫn đang tiếp tục dấn thân khởi nghiệp với 3 công ty mới có tên chung là RYNAN, tập trung vào ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất phân bón thông minh, thiết bị IoT và thương mại điện tử cũng có những chia sẻ với nhiều sinh viên từ kinh nghiệm thực tế.

Theo ông, 5 nguyên tố của khởi nghiệp là: Con người – Ý tưởng – Vốn – Mô hình và Thời điểm.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, ĐH Hoa Sen cho biết Trường đã lên kế hoạch thực thi sứ mệnh thúc đẩy khởi nghiệp với việc dành một diện tích khuôn viên lớn ở Hội sở chính của Trường làm không gian sáng tạo, là nơi để sinh viên, giảng viên có cơ hội làm việc, hợp tác, cộng hưởng để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới có thể thương mại hóa.

Tags

khởi nghiệp lập nghiệp

Bài tương tự

App screen

Cập nhật tin tức qua
Newsletter

Đăng ký để nhận thông báo sự kiện, các bài viết từ chuyên gia, bình luận topic ...