8 lí do khiến việc khởi nghiệp của bạn bị thất bại
Thiếu kế hoạch, chi tiêu quá tay, quá tiết kiệm… đều là những lý do sẽ khiến cho việc khởi nghiệp của bạn bị thất bại hoặc gặp khó khăn.
1. Thiếu kế hoạch
Đặc biệt đối với các công ty mới bắt đầu, kế hoạch không tốt là một trong những vấn đề lớn nhất của các doanh nhân. Kể cả khi ý tưởng hoặc dịch vụ của bạn thực sự ấn tượng mà bạn vẫn chưa có kế hoạch trước về những khía cạnh như đối tượng khách hàng của bạn là ai, số tiền bạn định chi tiêu hàng tháng và những mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn của bạn thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khả khi công ty phát triển.
2. Không sử dụng công nghệ
Mặc dù đầu tư vào công nghệ có thể là một khoản chi tiêu mà bạn có thể không cần nhưng về lâu dài, công ty của bạn sẽ gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn, không trơn tru. Các công nghệ phù hợp – cho dù đó có thể là một ứng dụng kế toán hay một trang web có thể giúp bạn nhận được tất cả các văn bản và ký tên trực tuyến giúp tiết kiệm không chỉ thời gian mà cả tiền bạc nữa.
Và, đôi khi, nếu bạn tìm thấy một công nghệ mà bạn không có khả năng, có rất nhiều lựa chọn thay thế ở ngoài thị trường mà bạn có thể sử dụng miễn phí. Nếu bạn tự thấy mình là một doanh nhân hiện đại thì đã đến lúc phải thay đổi mọi thứ và tận dụng các công nghệ.
3. Tiếp thị sai đối tượng khách hàng
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các công ty mới ra đời là không tiếp thị đúng. Điều đó có thể có nghĩa là xác định các đối tượng khách hàng sai, hoặc quảng cáo ở những nơi không đúng hoặc thiết kế một trang web không hợp nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản phẩm tốt không phải là tất cả những gì bạn cần để thành công. Nếu bạn muốn từ bỏ thói quen tiếp thị chưa đúng của mình, hãy xem hướng dẫn từ HubSpot để tham khảo.
4. Chi tiêu quá tay
Điều này đặc biệt xảy ra đối với các công ty mới bắt đầu, tất cả những người mới khởi nghiệp đều muốn sử dụng tiền để đầu tư vào những vấn đề theo cách của họ như tiếp thị, công nghệ, sản phẩm… Nhưng điều quan trọng là phải phù hợp với ngân sách; nếu không tính toán cẩn thận bạn có thể bỏ ra nhiều tiền quá mức cần thiết và sẽ không còn đủ cho các hoạt động trong tương lai.
5. Quá tiết kiệm
Mặt khác của đồng tiền, nếu bạn quá cẩn thận và chi tiêu “bủn xỉn” thì đôi khi chính bạn sẽ đưa công ty mình vào những trường hợp không mong muốn. Nếu muốn giữ lại tiền cho sau này thì bạn nên chi tiêu ngay bây giờ – ví dụ như nghiên cứu thị trường – một trong những yếu tố rất cần thiết, nó sẽ nhanh chóng tạo thêm doanh thu cho bạn hay thuê nhân viên để quản lí quỹ giúp kiểm soát dòng tiền của công ty.
6. Không hoạt động online
Cũng quan trọng giống như việc tiếp thị đến đúng đối tượng, bạn cũng sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ việc hoạt động trực tuyến mạnh mẽ. Nếu trang web của bạn quá nặng về văn bản và khó tiếp cận khách hàng thì bạn có thể truyền bá sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội phù hợp chẳng hạn như Facebook hoặc Instagram.
7. Không ủy thác
Một trong những thói quen tồi tệ nhất mà bạn mọi người gặp phải là chỉ dựa vào chính mình khi điều hành công ty. Khi ước mơ của bạn trở thành sự thật thì thật dễ dàng để kiểm soát tất cả các khía cạnh, từ tài chính, gây quỹ và tạo nội dung, tiếp thị và mảng truyền thông xã hội.
Nhưng thói quen nhanh chóng sẽ cản trợ công ty bạn phát triển, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định và giải quyết các vấn đề. Với sự ủy nhiệm hiệu quả, bạn có thể quản lý nhóm của mình và thực hiện mọi việc một cách sáng tạo, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
8. Sức cạnh tranh chưa đủ
Khi bạn có công ty và ý tưởng của riêng mình và bạn đang tập trung xây dựng nó, đồng thời chi tiêu một cách khôn ngoan, bạn có thể quên đối thủ cạnh tranh của mình. Nhưng nếu bạn lờ đi các công ty bán cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh thì có thể bạn sẽ thua lỗ.
Việc cần làm là xây dựng một chiến lược hoàn hảo bằng cách nghiên cứu sao cho thương hiệu của bạn khác biệt và phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng và sau đó làm nổi bật những khác biệt trong kế hoạch tiếp thị sau này của bạn.
Nếu bạn muốn xây dựng một công ty thành công, đó là tất cả những gì bạn cần quan tâm, đặc biệt là ngay từ khi công ty bắt đầu thành lập. Tuân theo những lời khuyên này, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy thành công mà bạn đang tìm kiếm.