8 bước xây dựng ban giám đốc startup vững mạnh
Xây dựng ban lãnh đạo vững mạnh là nền móng cho một startup thành công. Những chỉ dẫn giá trị từ chuyên gia có bề dày kinh nghiệm trong quản lý.
Một bài viết của tác giả Bo Ilsoe trên VentureBeat, người với gần 30 năm kinh nghiệm trong vai trò điều hành hoạt động doanh nghiệp và đầu tư, chia sẻ về cách xây dựng một ban giám đốc hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp (startup).
Blog Khởi nghiệp sáng tạo (Nhịp Sống Số) trích dẫn những nội dung đáng chú ý trong bài viết này:
Tôi (ông Bo IIsoe) đã lượm lặt được từ những kiến thức khó thu thập được, thông qua việc chứng kiến những điều không nên làm – như việc nhìn thấy có quá nhiều hội đồng quản trị được tổ chức kém với những tác hại về việc kết nối với nhà đầu tư và những kết cấu không được phối hợp chặt giữa các thành viên.
Việc xây dựng hội đồng quản trị là một thách thức vô cùng khó khăn, tuy nhiên việc đưa ra quyết định đúng là điều thiết yếu để thành công ngay từ ban đầu, nâng tầm một công ty khởi nghiệp đang đâm chồi phát triển lên một tầm cao mới và đáp ứng được nhu cầu dài hạn của một doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng.
Dưới đây là tám điều bạn nên biết về nghệ thuật phức tạp của việc xây dựng một ban giám đốc:
1. Có một tầm nhìn xa hơn về nhà đầu tư
Điều quan trọng cần nhớ là những nhà đầu tư thì không đồng đều với những thành phần của ban quản trị, do đó tránh việc tự động đưa ra một chiếc ghế trong hội đồng cho tất cả các nhà đầu tư.
Điều này xảy ra khá thường xuyên, vì mỗi cuộc chia sẻ đều yêu cầu đại diện của hội đồng quan tâm đến chương trình chung và những lợi ích cụ thể của họ. Hội đồng nên đại diện cho thị trường của mình, bao gồm cả giai đoạn kinh doanh hiện tại cũng như tầm nhìn chiến lược trong tương lai.
Trong nhiều trường hợp, có nhiều người phù hợp với chiếc ghế hội đồng hơn là những nhà đầu tư hiện tại. Nếu nhà đầu tư không có chuyên môn về đầu tư toàn cầu, thị trường, kinh doanh thì không xứng đáng giành được chiếc ghế, nhiều nhà đầu tư thậm chí có thể làm giảm giá trị hơn là làm tăng giá trị của hội đồng.
Bên cạnh đó, một nhà sáng lập là một phần không thể tách rời của đội vì vậy những nhà đầu tư không phải lúc nào cũng là người phù hợp nhất cho chiếc ghế trong ban quản trị.
2. Chủ tịch và giám đốc điều hành không nên là một
Để giúp thiết lập một nhịp điệu đúng từ ban hội đồng, hãy tìm một chủ tịch cao cấp có kinh nghiệm và là người đã từng làm việc ở môi trường ban giám đốc.
Lựa chọn chủ tịch dựa trên kinh nghiệm làm việc không liên quan đến hội đồng quản trị là một sai lầm nghiêm trọng – và đây lại là điều thường xảy ra. Người được chọn phải có ít nhất từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm làm việc trong một hội đồng quản trị và phải có khả năng quản lý hiệu quả những lợi ích của cổ đông khác nhau ở trong cũng như ở ngoài công ty (ví dụ như thành viên hội đồng quản trị, nhân viên, nhà đầu tư, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà vận động hành lang), đưa ra các giải pháp kết nối khéo léo và có được khả năng đàm phán tốt cùng với sự tự tin và kỹ năng của bản thân.
Chủ tịch hội đồng cũng nên đóng vai trò là huấn luyện viên của CEO – trở thành người cố vấn, thay đổi tình thế bằng cách đề xuất hành động khắc phục, hỗ trợ tuyển dụng, làm việc trong M&A, liên lạc với các ngân hàng, sắp xếp tổ chức các nhà đầu tư xung quanh việc gây quỹ và thoát khỏi quỹ. Họ nên là người thúc đẩy và quản lý để đạt được hiệu quả công việc ở mức độ cao.
Vai trò chỉ đạo này là một chức năng quan trọng. Vì vậy chủ tịch và giám đốc điều hành CEO không nên gộp lại thành một.
3. Hãy minh bạch và giữ cho các kênh truyền thông luôn hoạt động
Hãy trung thực trả lời về việc thay đổi thành viên hội đồng quản trị khi công ty đang trong giai đoạn phát triển. Không khỏi ngạc nhiên khi một giám đốc hỗ trợ cho công ty trong giai đoạn sơ khai hoặc trong một giai đoạn A không còn phù hợp với giai đoạn E nữa.
Giữ cho cuộc nói chuyện với các thành viên hội đồng luôn nhất quán, cởi mở và trung thực. Làm được vậy sẽ đảm bảo rằng các thành viên hội đồng quản trị không bị mù quán hoặc cảm thấy bị “giảm cấp” khi một thay đổi trở nên cần thiết. Điều này cũng được áp dụng để xác định một ứng viên mới ở ngoài. Nó là điều rất quan trọng đối với một thành viên hiện tại trở thành một phần của cuộc trò chuyện hay quy trình tuyển dụng.
Những CEO tốt nhất làm chủ được cách tiếp cận này để đạt được những điều đó một cách minh bạch.
4. Xem xét quy mô của hội đồng
Tôi từng ngồi trong một hội đồng quản trị của công ty gồm 40 thành viên, 4 giám đốc điều hành cấp cao và 9 thành viên hội đồng quản trị – Với ít nhất 4 thành viên hội đồng quản trị, là một số lượng được xem là quá nhiều!
Quy mô của một hội đồng quản trị khác nhau giữa các công ty. Kinh nghiệm cho thấy 5 là một số kì diệu cho một công ty quy mô B, tăng lên đến 7 cho một doanh nghiệp trước khi thực hiện IPO.
5. Kế hoạch dài hạn
Ban lãnh đạo tốt là sự kết hợp đúng giữa những kỹ năng, khả năng và quan điểm, vì vậy bạn cần suy nghĩ bao quát và cẩn trọng về người mà bạn chọn cho hội đồng quản trị. Đặc biệt suy nghĩ cẩn trọng trong việc chọn các giám đốc độc lập khi startup đến giai đoạn phát triển.
Giám đốc độc lập sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa tổ chức của bạn, và dẫn dắt nó tiến đến thành công.
Lưu ý rằng bạn có thể làm việc với mỗi người từ 5 – 7 năm, nên hãy cứ cân nhắc kỹ lưỡng để quyết định.
6. Tránh những người tích cực kiếm một chỗ ngồi
Một nguyên tắc chung để tránh những người tích cực đề cử chính họ vào vị trí trong ban giám đốc. Những người này thường quan tâm đến mục tiêu cá nhân của mình hơn là mục tiêu và lợi ích chung của công ty.
7. Đặt kì vọng rõ ràng để xây dựng niềm tin
Chưa phải là kết thúc mọi việc nếu bạn đã tập hợp được một đội ngũ tuyệt vời. Từ đây, bạn còn phải làm cho hội đồng quản trị làm việc (các cuộc họp chức năng) để đạt được lợi ích của bạn. Một lần nữa, tính minh bạch và truyền thông rõ ràng là rất quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng và quản lý hiệu quả hội đồng quản trị.
Câu thần chú, “tuân theo sự cam kết để thực hiện vượt trội” thường hoạt động tốt. Nhưng cũng cẩn thận với việc “làm những điều không đúng để ngăn chặn con đường thành công của người khác” vì việc nhắm mục tiêu theo kiểu hèn nhát sẽ không khiến bạn đi xa.
Một điều không kém phần quan trọng, việc tranh thủ thời gian ở bên ngoài phòng làm việc để trau dồi các mối quan hệ và tạo sự tin tưởng giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Lên kế hoạch cho các cuộc họp chiến lược hằng năm và đặc biệt là những bữa ăn tối thân mật để tăng cường động lực cho nhóm quản trị.
8. Làm cho những cuộc họp trở nên ý nghĩa
Các cuộc họp hội đồng quản trị thường lê thê và chậm chạp. Những CEO thường ví nó như là những chuyến viếng thăm của nha sĩ. Tuy nhiên, giám đốc điều hành cuối cùng chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của một cuộc họp hội đồng quản trị.
Giám đốc điều hành đến với cuộc họp với một kế hoạch hành động tại chỗ, chuẩn bị cho việc đảm nhiệm và quản lý những nguyện vọng, trở nên khắt khe khi cần, và luôn thẳng thắn với những điều tốt, xấu hay tồi tệ.
Chuẩn bị trước cuộc họp là rất cần thiết; đảm bảo tài liệu được phân phối trước và các thành viên hội đồng quản trị đã có đủ thời gian để xem xét thông tin và đến cuộc họp với tâm thế sẵn sàng để thảo luận những vấn đề thực sự.
Trong khi nhịp điệu của cuộc họp thay đổi, những công ty nên dựa vào những lợi thế của những ban chuyên môn và những chuyên gia bên ngoài để giải quyết vấn đề cụ thể. Điều này cho phép các nhóm nhỏ gặp nhau thường xuyên hơn để giải quyết các vấn đề cụ thể về quy định, bồi thường, tuyển dụng,… báo cáo kết quả lại với CEO và hầu hết thành viên quản trị.
Thúy Hòa – Tuổi trẻ