7 bài học về crowdfunding mà startup nào cũng phải biết
Dưới đây là 7 bài học tôi tích lũy được từ kinh nghiệm thực tế về cách mà crownfunding có thể dẫn bạn đi sai đường và hướng dẫn cách làm sao để hạn chế những tiêu cực tiềm tàng.
Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) là cách thức mới nhằm gọi vốn để hỗ trợ những nỗ lực kinh doanh, theo một báo cáo ngành năm 2015, có hơn 1250 trang web trên toàn thế giới có thể hỗ trợ bạn trong vấn đề này.
Trên thực tế, báo cáo chỉ ra rằng tổng cộng số vốn huy động được hàng năm (trên 30 tỉ USD) đã lớn hơn số vốn từ quỹ các nhà đầu tư mạo hiểu trong cùng thời kỳ. Điều này liệu có gì vô lý?
Điển hình về nền tảng Crowdfunding nổi tiếng có thể kể đến hai cái tên đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực này là Kickstarter và Indiegogo. Nhưng bạn cũng có thể tìm thấy nhiều nền tảng khác trên internet. Tất cả những trang này đều cung cấp cho các nhà kinh doanh một cơ hội để hoàn thiện việc chào mời và có được những phản hồi giá trị từ khách hàng hay nâng cao khả năng tiếp cận tới các nguồn vốn khác.
Tất cả điều trên vừa là lợi ích cho các nhà kinh doanh nhưng đi kèm với nó cũng là những thách thức tiềm ẩn.
1. Chú ý đến mô hình kinh doanh cũng như giải pháp
Đại đa số các doanh nghiệp có được lợi ích từ gọi vốn đầu tư đều từ những nhà đầu tư không chuyên. Họ thường là những người chỉ tập trung vào tính năng sản phẩm và giá trị mà nó mang lại cho cộng đồng hơn là những lợi nhuận về mặt tài chính mà sản phẩm đó mang lại. Chính vì vậy rất có thể bạn sẽ thất bại trong việc gọi vốn đều không tập trung vào mô hình kinh doanh và các giải pháp để phát triển sản phẩm. Hãy dự trù các chi phí và doanh thu của bạn một cách cẩn thận.
2. Đừng đánh giá thấp số vốn thực tế cần kêu gọi.
Một ưu điểm của nhà đầu tư chuyên nghiệp là sự ghi nhận rõ ràng của họ về số tiền dành cho marketing, kiểm kê và nhân sự. Nếu kêu gọi một số vốn phi thực tế hay phóng đại thì bạn sẽ gần như giết chết uy tín và startup của mình. Nhận định lượng vốn cần thu hút từ những cố vấn cao cấp.
3. Chuẩn bị tinh thần cho việc hợp tác với những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Mọi doanh nhân với doanh nghiệp có nhiều nhà đầu tư sẽ nói với bạn sự khó khăn để giao tiếp một cách hiệu quả với một vài nhà đầu tư. Với crowdfunding, con số các những người đóng góp có thể lên tới hàng trăm, tất cả họ đều mong chờ được biết tình hình hiện tại của công ty và các kết quả kinh doanh. Bạn cần một nhóm chuyên nghiệp và nguồn tài trợ bổ sung dành riêng cho vấn đề này.
4. Không bỏ qua kế hoạch kinh doanh.
Nhiều doanh nhân tin rằng kế hoạch kinh doanh chỉ để làm vừa lòng các nhà đầu tư chuyên nghiệp và có thể bỏ qua với crowdfunding. Trên thực tế, giá trị mang lại của một bản kế hoạch chi tiết sẽ thậm chí sẽ lớn hơn khi các nhà đầu tư hài lòng về nó. Hãy tiếp nhận những góp ý chuyên nghiệp để tạo ra bản kế hoạch khả thi nhất có thể.
5. Đảm bảo nhóm khách hàng mục tiêu phản hồi tốt về sản phẩm của bạn.
Crowdfunding vẫn còn là một hiện tượng của nhóm khách hàng thích nghi nhanh. Và những người này có thể làm bạn hiểu nhầm về yêu cầu đối với một thị trường rộng lớn hơn hay quy mô của các cơ hội. Mặt khác, nếu giải pháp của bạn đặt mục tiêu vào nhóm khách hàng boomers (những người sinh ra sau chiến tranh >50 tuổi) hay yêu cầu hiểu biết sâu về kỹ thuật, crowndfunding có thể là vô ích.
6. Cẩn thận với quyền sở hữu trí tuệ của bạn.
Môi trường của Crowdfunding không thuận tiện cho việc xử lý các thỏa thuận không công khai, điều mà bạn có thể mong chờ từ nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với một con số lớn các yêu cầu chi tiết từ các nhà đầu tư ẩn danh, nhiều khả năng bạn đang lộ thông tin ra trước những đối thủ tiềm tàng. Nên nhớ đừng để lộ những thông tin IP.
7. Đừng quên tính đến thời gian và chi phí của các chiến dịch crowdfunding.
Các doanh nhân tin rằng Crowdfunding về cơ bản là miễn phí. Họ quên đi chi phí nền tảng – thường là 5% – thuế đối với các cam kết, sự chuẩn bị và cam kết trên phương tiện truyền thông để thực hiện chiến dịch, và yêu cầu hoàn trả nếu bạn không đạt được mục tiêu.
Nhìn chung, Crowdfunding là cách thức để tạo nguồn vốn lớn cho các ý tưởng kinh doanh mới. Cũng giống như nhóm phi lợi nhuận đang tìm kiếm nguồn tài trợ, nghệ sĩ tìm kiếm sự công nhận cho những nỗ lực sáng tạo. Tuy nhiên, giống như mọi cơ hội khác – đi kèm với nó luôn là những khó khăn, thách thức.
Cho đến nay, tỷ lệ thất bại của Crowndfunding trên tất cả các nền tảng để đạt được nguồn vốn là hơn 50%. Thậm chí có nhiều startups vẫn thất bại dù đã có tiền. Với tỉ lệ thất bại như trên, bạn không được phép phạm phải những sai lầm mà người khác đã phạm phải. Một bài học từ người khác chính là một lỗi lầm mà bạn không nên phải trả giá.
Theo Trí thức trẻ