5 NGUYÊN TẮC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY ĐỔI MỚI SẢN PHẨM
Ngày nay, đổi mới là một trong những từ được sử dụng nhiều nhất trong thế giới kinh doanh. Các công ty liên tục cải tiến không chỉ dẫn đầu cuộc đua hiện nay mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai. Chính vì lý do đó mà những công ty khác cũng không ngừng đổi mới.
Vậy, bí mật đằng sau hiệu quả đổi mới đó là gì? Tại sao một công ty như Apple lại có khả năng định hình, thay đổi ngành âm nhạc, ngành công nghiệp mobile và ngành công nghệ máy tính (lần thứ hai với iPad) trong hơn 1 thập kỉ qua, ngược lại các công ty khác lại phải vật vã để tìm kiếm 1 “cú hích” thành công tiếp theo cho mình?
Thoạt nhìn, đáng lẽ ra Sony phải sáng tạo nên iPod và từ đó tiếp tục thống trị mảng kinh doanh âm nhạc cá nhân như những gì Sony đã làm trước đây. Tuy nhiên, Apple đã giành mất thị phần béo bở này và chỉ để lại 1 ít thị phần cho Sony.
Bài học rút ra ở đây là gì?
Thiếu tư duy cần thiết để đào sâu những ý tưởng tốt và quản trị những ý tưởng đó
Sony đã xây dựng các ý tưởng và chuẩn bị tốt năng lực enigneering để build chiếc iPod đầu tiên tương đương với Apple, nhưng Sony lại không thể thương mại hóa các ý tưởng đó vì những lý do lục đục nội bộ.
Dưới đây là 5 nguyên tắc chính để phát triển tư duy đổi mới sản phẩm:
1/ Cải tiến sản phẩm nên diễn ra 1 cách tự nhiên
Quá trình thực hiện sự đổi mới cần lòng can đảm, sự quyết tâm, khả năng tập trung không ngừng nghỉ và đưa ra được các phương án sáng tạo để giải quyết vấn đề trong suốt quá trình làm sản phẩm, gồm các team về R&D, sản xuất trong giai đoạn ban đầu… Cũng đừng e ngại khi phải re-test hoặc cảnh báo lẫn nhau nếu concept tính năng cơ bản đang có những thay đổi trong quá trình thực thi.
2/ Hiểu gì những gì đang thu hút sự quan tâm của khách hàng
Kinh doanh là câu chuyện về con người – những gì khách hàng muốn, những gì khách hàng cần. Thay vì dựa vào nghiên cứu thị trường, hãy quan sát trực tiếp. Mổ xẻ các hành vi của con người và biến chúng thành những nguyên tắc là cách thức đơn giản nhất. Hầu hết các cuộc tranh cãi nảy lửa, doanh thu bị tổn hại hay những xích mích làm mếch lòng nhau gây ra chỉ do một vài lỗi lầm nghiêm trọng.
Đừng quên, nếu bạn đưa ra các giả định sai, bạn đã thất bại ngay từ ban đầu.
3/ Muốn biến ý tưởng thành sản phẩm? Hãy “lắng nghe” ý tưởng đó
Mỗi ý tưởng đều rất có giá trị, dù ý tưởng đó không thể biến thành sản phẩm thực sự. Hãy viết ra tất cả những gì có liên quan đến sản phẩm của mình, từ những gì định hình nên sản phẩm, cách thức hoạt động của sản phẩm đến cách bạn tạo ra sản phẩm và tiếp thị chúng. Đây là bước đầu tiên để “đóng dấu” ý tưởng và bảo vệ ý tưởng không bị đánh cấp.
4/ Đổi mới hàng ngày
Một câu hỏi thường gặp chính là: “Chúng ta có thể làm gì để khác đi?”. Các cải tiến phải nhất quán như một phần của cuộc sống. Phương pháp duy nhất để tạo nên sự đổi mới là giá trị mà sản phẩm đó mang lại. Thách thức ở đây chính là làm thế nào để tạo ra giá trị ngày hôm nay và giá trị đó vẫn duy trì ngay cả khi những thay đổi không thể dự đoán được ập đến. “Đổi mới hoặc chết” là thần chú trong thời đại này.
5/ Xây dựng một chiến lược sản phẩm mới, hoàn hảo
Các công ty sở hữu chiến lược sản phẩm mới mẻ thường thành công hơn trên thị trường. Bằng cách xác định mục tiêu tài chính, vai trò chiến lược và các tiêu chí sàng lọc mà sản phẩm mới phải thoả mãn, cải tiến đóng một vai trò then chốt về mặt chiến lược và kinh doanh trong bất kỳ công ty nào.