20 sự thật về khởi nghiệp có thể bạn không biết
Có những kiến thức quan trọng mà chúng ta tưởng là đã biết, nhưng thực ra lại chưa, đặc biệt trong một thế giới công nghệ luôn thay đổi từng ngày. Dưới đây là 20 bài học kinh nghiệm được tổng kết bởi Patrick McKenzie, người đã có kinh nghiệm tư vấn cho nhiều công ty khởi nghiệp.
1. Ai cũng phải học, kể cả CEO
Có những người thực sự học hỏi từ việc nghe những góp ý ‘hiển nhiên’ mà ai cũng biết. Đó là lý do vì sao chúng ta vẫn mở cửa trường học dù ai cũng biết trong đó dạy những gì.
2. ‘Ăn cắp’ không có nghĩa là bạn không nhận được góp ý
Giá trị không nằm ở ý tưởng, mà nằm ở cách thực thi. Bạn nghĩ bạn khác biệt; nhưng thật ra là không. Đừng quá bám víu lấy thoả thuận không công bố thông tin; sẽ không ai nghiêm túc về việc kí hợp đồng trên một ý tưởng cả.
3. Bạn sẽ lỡ hạn chót ra mắt sản phẩm
Những ‘chuyên gia công nghệ’ thường đánh giá thấp những khó khăn và chi phí để tạo ra phần mềm, nhất là ở những công ty không sở hữu đội ngũ kĩ sư ‘đỉnh’ nhất (có thể họ cho rằng viết phần mềm là việc dễ dàng chăng?)
Đầu tư và đầu tư nhiều hơn nữa – đừng nửa vời.
4. Đừng quá căng thẳng với báo chí
Tin tức cơ bản chỉ là một cái nhìn phiến diện về các sự kiện trên thế giới. Không tờ báo nào đủ sức tường thuật lại những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Những gì được nói thông thường không quan trọng bằng những gì bị ‘giấu đi’.
5. Về vấn đề nhân sự
Nhiều công ty cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm những nhân sự ‘chung chung’, những người biết làm việc chăm chỉ và có khả năng chịu rủi ro cao. Đó không phải là một nhân viên kiểu mẫu, và điều này đúng với cả những công ty tự hào về kĩ năng/sự kiên trì/… mà nhân viên của họ có.
6. Bạn vẫn cần chuyên gia
Startup thì toàn người ‘chung chung’, còn công ty lớn thì toàn người ‘chuyên biệt’. Nhiều người đánh giá thấp sự hiệu quả mà một nhân viên ‘thông thường’ mang lại khi làm những việc của một ‘chuyên viên’. Cũng có những người đánh giá thấp sự sâu sắc mà một chuyên viên mang lại. Hai điều này đều đúng.
7. Nên biết rõ về mô hình kinh doanh
Vấn đề khó nhất của B2C là phân phối. Vấn đề khó nhất của B2B là bán hàng.
8. Chia sẻ cổ tức để thu hút nhân tài
Mọi người ở Thung lũng Silicon dùng cổ phần, không phải nợ, để thúc đẩy tăng trưởng vì nợ không phải là giải pháp cho những công ty không thể huy động vốn mà không có lịch sử dòng tiền mạnh mẽ để đảm bảo khả năng trả nợ.
9. Huy động những gì cần thiết nếu không muốn nhà đầu tư ‘quay lưng’
Các nhà đầu tư mạo hiểm về cơ bản đang mua một sản phẩm. Điều quan trọng là họ được thấy sản phẩm có thể phát triển. Lý do công nghệ được xem là tài sản vì nó là một trong số ít những nguồn lực phát triển có trên thị trường mọi lúc với mọi mức giá.
10. Về bản chất ngành
Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực công nghệ kéo tuổi thọ của các công ty cũng như mức lương trung bình đi xuống. So sánh với những ngành công nghiệp tương tự vào năm 1970, chúng ta có một ‘mức khung’ hơn 5 năm để trở thành nhân viên cấp cao. Và đây không phải trò đùa.
11. Về bản chất ngành (tiếp theo)
Người tài thì thường không có sẵn. Chính phủ cũng không, khoa học cũng không, công nghệ cũng không. Thế giới này tồn tại trên một thể ‘bất hoàn thiện’ theo cách như vậy.
12. Hơn nửa số ứng viên đang nói dối
Nêu bạn muốn thuê một kĩ sư, hơn 50% số người ứng tuyển mà bạn cho là ‘tiềm năng’ thật sự không thể làm được việc.
13. Tuyển dụng là cách bạn tạo lợi thế
Nhiều công ty công nghệ thờ ơ với cách họ tìm người và giữ nhân tài. Đó là ‘lỗ hổng’ mà bạn có thể tận dụng.
14. Chi tiền để kiếm tiền
Các công ty phần mềm B2B có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng hầu hết đều đang chi tiền cho bán hàng và marketing chứ không phải cho mảng công nghệ. Bạn có thể tìm thấy sự thật này khi nghiên cứu các công ty chào bán cổ phiếu thành công.
15. Mã nguồn mở được ‘khích lệ’ bằng lợi nhuận, không phải bằng ‘lòng thương’
Nhiều phần mềm mã nguồn mở được viết bởi những nhân viên toàn thời gian tại các công ty sử dụng trực tiếp phần mềm đó. Đó không phải là một công việc từ thiện đâu.
16. Bằng kĩ sư không biến bạn trở thành kĩ sư
Phần nội dung quan trọng nhất của các chương trình dạy khoa học máy tính không thể hiện được rằng bạn phải thực sự viết phần mềm để có thể gọi mình là lập trình viên.
17. Đừng mong đám đông hiểu các dòng lệnh của bạn
Trình độ kĩ thuật của số đông cộng đồng cũng giống như bài kiểm tra về Lễ tạ ơn (chẳng ai biết gì nhiều). Vậy nên đừng kì vọng quá nhiều.
18. Không phải thứ gì cũng là bong bóng
Mức lương trong ngành công nghệ đã tăng vượt bậc trong nhiều năm qua với nhiều lý do: thị trường khát lao động, lợi nhuận lớn, vân vân. Hãy nhớ rằng: tiền đầu tư không phài là nguồn trả lương lớn nhất.
19. Làm sao để tìm ý tưởng khởi nghiệp
Những sản phẩm đứng đầu đều phát triển thói quen mới trong người dùng (với sản phẩm B2C) hoặc tạo một tiến trình kinh doanh tồn tại ở nhiều nơi và làm giảm chi phí của những người tham gia vào tiến trình đó (với sản phẩm B2B).
20. Chia sẻ kiến thức của bạn
Bạn đánh giá rất thấp tầm quan trọng của những kiến thức bạn biết (mà người khác không biết) cũng như việc chia sẻ những thông tin đó với cộng đồng. Thế nên đừng ngần ngại chia sẻ cho người khác.
Hiệp (Theo Techcrunch)