Tại sao các công ty thông thường không thể sáng tạo như những công ty khởi nghiệp? (p2)
Trong khi đó, những công ty đang hoạt động chỉ có thể làm được những gì hợp pháp
Vào thế kỷ 20, các công ty chỉ lo lắng về sự tăng giảm thị phần của mình, họ quan tâm về lợi nhuận, lợi tức đầu tư và lợi nhuận trên tài sản ròng.
Họ kiên trì bảo vệ thị trường hiện tại của mình với các công ty khác có sử dụng cùng một mô hình kinh doanh. Họ rất ít khi lo lắng về sự ảnh hưởng của các công ty mới vì các rào cản gia nhập thị trường (tài chính, luật pháp, quy định) rất khó khăn.
Trớ trêu thay khi một công ty đã đủ lớn và mang tính chắc chắn, cố định, họ sẽ rất khó khăn để thực hiện những chiêu trò lách luật mà cạnh tranh với đối thủ.
Ngược với các công ty mới thành lập, các công ty đang hoạt động bị hạn chế bởi luật pháp và quy định của địa phương, tiểu bang và liên bang.
Nguy cơ vi phạm luật pháp có thể dẫn đến mức phạt lớn và các vụ kiện của cổ đông. Bộ Tư pháp và Tổng chưởng lý Nhà nước nhìn thấy các mục tiêu hấp dẫn từ những vụ kiện tụng liên quan đến các công ty lớn.
Do đó, một trong những mục tiêu chính yếu của các công ty lớn là bảo vệ công ty mình hoạt động một cách suôn sẻ, hạn chế tối đa nguy cơ bị sa vào vòng lao lý.
Trước đây từng có sự việc tương tự, khi Volkswagen phát hiện ra chiếc xe diesel của họ không thể vượt qua được tiêu chuẩn ô nhiễm của Hoa Kỳ, bởi họ làm giả các bài kiểm tra bằng cách lập trình sai đi khiến xe ô tô dễ vượt qua cuộc kiểm tra.
Tuy nhiên, trong khi người sử dụng lái xe mỗi ngày, ô tô bị phát hiện có gấp hơn 40 lần các chất ô nhiễm oxit nitơ so với mức được cho phép theo luật.
Sau khi phát hiện ra, các khoản phạt về tính hợp pháp đã đưa ra cho Volkswagen là 18 tỷ USD và một số giám đốc điều hành bị kết án.
Tuy nhiên, cố gắng để công ty không vướng vào rắc rối pháp lý chẳng khác nào tự tạo ra những rào cản nội bộ của riêng mình để phát triển công ty.
Thay vì đổi mới, hầu hết các ngành công nghiệp đang bị gián đoạn vì mải chuyển sang kiện tụng.
Để cạnh tranh được với doanh số bán hàng của Tesla, các hãng GM, Ford và những hãng sản xuất xe khác phải đứng trước sự lựa chọn, một là Tesla phải ngừng tự phân phối hoặc họ sẽ không bán xe qua kênh phân phối mà tự bán chúng ở các cửa hàng của mình.
Nhưng khi các hãng xe có ý định tự phân phối, họ nhận thấy tâm lý người dùng không tin tưởng vào các kênh bán hàng mới này. Vì thế thay vì lựa chọn đổi mới, họ bắt đầu các quá trình kiện tụng dài hơi.
Các hãng taxi truyền thống ở Mỹ có thể học hỏi theo mô hình làm ăn của Uber, nhưng thay vào đó họ lại trở thành những người tích cực nhất trong cuộc vận động khởi kiện xe bus để taxi không phải chia sẻ đường đi với loại phương tiện công cộng này nữa.
Và những khách sạn hay nhà nghỉ bị mất khách vào nhà nghỉ ở nhà dân cũng làm điều tương tự.
Các công ty lớn đã hoạt động lâu năm sẽ không thể dễ dàng chuyển đổi mô hình kinh doanh. Họ thường đặt ra những mục tiêu ngắn hạn về doanh thu hay giá cổ phiếu chứ ít nghĩ đến lợi ích lâu dài khi họ tiến hành thay đổi mô hình.
Khi vướng vào các vụ kiện tụng, sự đổi mới cách thức làm ăn rõ ràng là hiệu quả và ít rắc rối hơn.
Vậy các công ty lớn cần phải làm gì?
Các dự án khởi nghiệp ngày nay đều có quy mô lớn ngang một doanh nghiệp, họ sẽ gây rắc rối cho thị trường hiện tại vốn đã được bình định bởi những gã khổng lồ trong lĩnh vực đó, hay sẽ phá hỏng các kênh phân phối vốn đã hợp tác hòa thuận với các nhà sản xuất từ bao lâu nay.
Những gì các công ty lớn cần làm là hãy lê kế hoạch cho một sự thay đổi, trước tiên là xác định xu hướng trong tương lai, sau đó là tự đầu tư để bù lỗ cho những tổn thất đến tự sự cạnh tranh của các công ty mới, rồi sau cùng là tạo ra tư duy và nền văn hóa không ngại đổi mới từ trong nội bộ công ty và nhanh chóng thay đổi mô hình sang hiệu quả hơn trước khi các đối thủ làm điều đó.
Quang Niên (Theo steveblank)