Quyền Được Thất Bại VS Nghĩa Vụ Phải Thành Công
Lần trước mình viết ra 3 lý do về mặt xã hội, giải thích một số thứ cản trở người Việt Nam startup (startup thật chứ ko phải kinh doanh rồi gọi nó là startup). Còn những người đủ can đảm để vượt qua định kiến của xã hội thì họ sẽ phải gặp những trở ngại nào trong con đường theo đuổi ước mơ?
Mình nhập cư vào Mỹ năm 18 tuổi, lại gốc Nghệ Tĩnh, nên trong công việc thì mình 100% Mỹ nhưng những thứ khác thì mình 95% là tư tưởng Việt Nam, chỉ 5% là có tư tưởng Mỹ một chút. Gia đình mình khi nhập cư vào Mỹ thì chắc nằm trong top 5% nghèo nhất nước Mỹ. Mình, em gái và mẹ ở trọ trong căn chung cư 1 phòng ngủ xập xệ nhất khu Mỹ da màu ở Long Beach. Nên mình cũng có áp lực “Nghĩa vụ phải thành công”.
Mình có một người bạn thân tên Phát. Phát tới Mỹ năm 17 tuổi. Nhưng khác với mình là Phát có quyền được thất bại. Năm 2014, khi đó mình mới bỏ ngang đại học để đi làm Full Time được 4 tháng. Phát rủ mình mở business chung. Khi này Phát đã bỏ khoảng 120k và chắc sẽ bỏ thêm vài chục ngàn usd nữa. Mình thì mới để giành đc 30K, lại đang busy đi làm Full Time. Thấy bản thân không đóng góp được gì có ý nghĩa nên mình không tham gia.
Từ business đó Phát trở thành 1 entrepreneur khá giỏi và thành công hơn mình nhiều về mặt kiếm tiền. Bạn thấy đấy, dù là ở Mỹ thì những người có quyền được thất bại cũng sẽ mạo hiểm hơn và maybe sẽ thành công hơn. Hoặc là Phát có tố chất hơn mình, vì thời học cấp 3 ở VN, 2 đứa cùng quay bài chung nhưng nó thường đc 10 còn mình đc có 8. Nghĩa vụ phải thành công đã lấy đi gần hết tuổi 2x của mình. Tới năm 2018 mình mới bắt đầu có quyền được thất bại. Khi đó mình rời Mỹ ngay lập tức và bắt đầu Startup hiện nay, Petkix. Mình sẽ kể về hành trình này sau.
Dù là có bằng đại học ngành Toán, Kinh Tế, Computing từ đại học UCLA + quốc tịch Mỹ, mà mình vẫn phải trải qua giai đoạn cơm áo gạo tiền với bao bất an như vậy. Ở Việt Nam, các bạn còn phải chịu áp lực gấp mấy lần những thứ mình đã trải qua, và áp lực đó có thể sẽ theo bạn tới già và bạn sẽ không bao giờ có được “quyền được thất bại”. Mình có một người bạn thân khác ở VN, tên Huy, Thời đi học chung, mình xếp hạng bét còn nó xếp hạng kế bét, nó cố mãi mà không bao giờ đạt được vị trí độc tôn của mình. Cũng như mình, Huy bắt đầu từ hai bàn tay trắng và luôn chịu áp lực tiền bạc nên Huy kinh doanh từ thời sinh viên năm 1. Hình như là nó chôm 7tr của ba mẹ mua cái đt rồi đem sang tay kiếm lời. Sau đó nó có trả lại 7tr đó không thì mình không biết. Nhưng cuộc đời kinh doanh của Huy bắt đầu nhỏ rồi từ từ đi lên, khi Huy 29 tuổi và có doanh thu vài tỷ VND 1 tháng, Huy vẫn chưa thể có “quyền được thất bại”, vì có gia đình, con cái.
Xã hội và giá trị Việt Nam được lập ra theo hướng con người rất khó đạt được quyền được thất bại. Từ anh công nhân cho tới doanh nhân. Có lẽ tới khi những các doanh nhân đó nuôi con lớn, ăn học xong. 55 60 tuổi rồi, họ mới có quyền được thất bại. Đương nhiên giá trị Việt Nam có những thứ tốt khác mà Mỹ không có được như giá trị gia đình, cha mẹ, con cái, nhưng theo mình nó không tốt cho startup.
Còn tư tưởng Mỹ thì sao? Như Steve Jobs tâm sự rằng khi ông và Steve Woz bắt đầu Apple. Ông nghĩ là nếu thất bại thì 2 đứa cũng sẽ có 1 công ty, nó thật là ngầu và vui. Hay Mark Zuckerberg năm 14 tuổi, từ chối bán synapse với giá $2 triệu usd cho Microsoft mà post lên mạng for free. Đó là các thiên tài, còn những người bình thường ở Mỹ thì sao? Mình có 1 nhóm bạn travel, họ là những người đi làm bình thường, nhưng họ cũng không quá lo lắng chuyện tiền bạc. Họ cứ đi làm, rồi 1,2 tháng lại đi khám phá nước Mỹ vài ngày, sống một cuộc sống rất thú vị. Hay 1 đứa bạn trong nhóm khi mới tốt nghiệp đại học đã không đi làm mà đi chu du vòng quanh châu Âu, Châu Á, Trung Đông 1 năm trời mà không lo lắng gì cho tương lai cả, vì chỉ cần English + Quốc tịch Mỹ, thì bạn có thể sống ở bất kỳ nơi nào trên thế giới 1 cách thoải mái, không lo lắng chuyện ăn ở, y tế, con cái, tương lai. Người Mỹ sinh ra với văn hóa Mỹ + English + Quốc tịch Mỹ là đã có được “quyền được thất bại” Cái mà nhiều người VN không bao giờ có được.
Theo mình, quyền được thất bại và sự vô tâm với tiền bạc là tiêu chí quan trọng trong việc bạn có thể dẫn dắt startup thành công hay không vì startup cần ultra focus và ultra risk taking. Ở Việt Nam tôi chưa có cơ hội gặp gỡ nhiều người có tính cách chơi hết mình và dám làm những thứ viển vông, đánh ra thị trường thế giới. Hy vọng sẽ gặp được nhiều dreamer, dám liều hết mình, mặc kệ tương lai và theo đuổi đam mê qua bài viết này.
Phần này mình viết hơi chi tiết nên chỉ nói về 1 topic. Ở phần sau mình sẽ viết về : Tư tưởng lớn bao nhiêu, thế giới lớn bấy nhiêu, Điểm mạnh và lối nhỏ nào để Startup Việt Nam thắng được Startup Mỹ trên thị trường thế giới. Đó cũng là lý do vì sao mình quay lại Việt Nam và cùng các cộng sự xây dựng Petkix.
Michael Trọng Nguyễn