Nói chuyện Chiến Lược
Một trong những chiến lược start-up thành công nhất là “copy cat strategy”. Nghĩa là cứ thấy nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, làm cái gì thành công, thì ta bắt trước giống hệt nó (miễn là không vi phạm bản quyền), rồi phát triển thật nhanh. Sau ông lớn kia sẽ phải mua lại hoặc mình tự phát triển thành local competitor. Bài viết chia sẻ của anh Nguyễn Quốc Toàn
Ví dụ như Uber thì có Grab và Go-Jek tại Đông Nam Á, Didi Chuxing ở Trung Quốc. Airbnb thì có OYO ở Ấn Độ. Ở Đức có công ty Rocket Internet của anh em nhà Samwer, cực kỳ nổi tiếng với việc sao chép các mô hình Dotcom thành công. Họ đã thành lập công ty Alando rồi bán cho Ebay, tạo Citydeal rồi bán lại cho Groupon. Ở Việt Nam thì họ đưa Lazada vào. Anh em nhà Samwer kiếm không biết bao nhiêu tiền từ chiến lược này.
“Copy Cat” không phải là một chiến lược dễ dàng. Chuyện mượn ý tưởng kinh doanh khác mới nghe tưởng là dễ nhưng để thực thi thì vô cùng khó khăn và đầy trở ngại. Những người sử dụng copycat strategies cũng phải vật lộn với việc vận hành, hoàn thiện mô hình và triển khai thành công.
Ở Việt Nam có cũng có một công ty sử dụng chiến lược này cực kỳ hiệu quả là NextTech do nhóm Nguyễn Hoà Bình, Nguyễn Hữu Tuất sáng lập. Hội này cực kỳ siêu trong việc tạo ra các mô hình copy cat rất hiệu quả và địa phương hoá rất tốt. Có nhiều công ty Việt Nam cũng làm điều này nhưng phần triển khai thì không đi đến đâu cả. Riêng đội NextTech thì làm rất nhanh và rất tốt. Các bạn ấy luôn tạo ra được những mô hình kinh doanh rất hiệu quả và giá trị. Hiện giờ các bạn ấy có Ngân Lượng, Vaymuon, MPos, và FastGo. Giá trị những công ty này lên tới hàng trăm triệu USD. FastGo được hội VinaCapital đầu tư Series A mấy triệu USD.
Cái tài của hội NextTech trong việc triển khai chiến lược này là họ luôn nghĩ ra được cái gì mới hơn so với các mô hình ban đầu. Hôm đánh golf với Nguyen Hoa Binh, hắn bảo mình: “Thế anh tư vấn cho em luôn đi”. Mình ngậm mồm và nghĩ: “Các chú làm ngon thế này, anh biết tư vấn đếch gì nữa”.
Với FastGo, cạnh tranh trực tiếp với Grab, Go-Viet, và Be, nhưng mô hình của FastGo khá hay. Đi FastGo thì không bị đội giá nếu thời tiết thay đổi, khách được quyền cho tip để khuyến khích tài xế đến, hội FastGo cũng không lợi dụng việc biết điện thoại khách hàng xịn hay vừa mà tăng phí, đồng thời lại có bảo hiểm đi lại luôn. Hội FastGo còn cho tài xế vay tiền được từ công ty Vaymuon của NextTech.
Nói chung ngoài vụ trình độ tech thì FastGo nhiều ưu điểm hơn mấy ứng dụng khác. Mình ghét nhất ở ride-hailing apps là nó biết quá nhiều thứ về mình và luôn lợi dụng để phệt thêm tí tiền nào hay tí tiền đó. Cứ nghĩ đến cảnh bị lột truồng ra vì data là mình rợn người. Mình vẫn đang xui FastGo team là xoá dữ liệu hoặc mã hoá đi. Kinh bỏ bu.
FastGo có mỗi nhược điểm là vẫn còn ít người dùng so với các ứng dụng dẫn đầu. Mặc dù với số tiền cực khiêm tốn so với Grab nhưng FastGo đã phủ được khá nhiều nơi, kể cả ở Singapore, Myanmar. Hơi bị ấn tượng với kiểu đánh du kích của bạn FastGo.
Túm váy lại là viết post này để quảng cáo cho ông FastGo, làm sao cho ông ấy được nhiều người dùng hơn, đỡ phải lệ thuộc vào một ông. Cứ dùng mãi một ông nhiều thì chỉ béo bên ngoài thôi, trong khi Vietnam nhà ta thì mãi chưa có ông kỳ lân (unicorn) nào đáng cả. (Không khéo đến một ngày mấy cái apps nó thành vợ/chồng mình lúc nào không biết vì nó hiểu mình hơn vợ/chồng mình. Hãi lắm)
Toàn Nguyễn
Bài viết được chia sẻ trên Facebook