Những điều cần lưu ý khi chuyển đổi mô hình từ Offline sang Online trong mùa dịch
Sau hơn 2 tháng nền kinh tế phải gánh chịu chịu “cú sốc” mạnh mẽ do đại dịch Covid – 19, thị trường tiêu thụ bị co hẹp, các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, khách sạn nguồn thu bị sụt giảm và hàng ngàn doanh nghiệp đóng cửa và tạm đóng cửa. Khi phải đối mặt với dịch bệnh thế kỷ thì hành vi tiêu dùng cũng như là thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi hoàn toàn, người dân không được tụ tập ăn uống hay mua sắm cũng như siết chặt chi tiêu hơn. Đối mặt với sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng và các lệnh cấm mở cửa kinh doanh từ chính phủ để đảm bảo an toàn trong mùa dịch, như vậy đâu là lối thoát cho hàng ngàn doanh nghiệp hiện nay?
Giải pháp cho doanh nghiệp trong mùa dịch
Ngược lại với hình thức kinh doanh offline thì kinh doanh online lại đang dần trở thành xu thế phát triển trong mùa dịch này. Khi các tin tức về số ca nhiễm và nghi nhiễm virus Corona cứ tăng hàng ngày gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân và đồng thời cũng là chất xúc tác lớn đến thói quen mua sắm trực tuyến của người dân.
Các dịch vụ giao hàng tại nhà đang phát huy được điểm mạnh khi số lượng người sử dụng các dịch vụ này tăng 28% và các dịch vụ đặt đồ ăn không ngừng hút khách đã giúp các đối tác nhà hàng của những app delivery tăng doanh thu 120% so với Tết năm ngoái.
Vậy giải pháp ngay lúc này đây cho các doanh nghiệp là hãy nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online. Không những giúp hạn chế được việc tụ tập đông người để đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn dân hay tiết kiệm được các chi phí mặt bằng không cần thiết, kinh doanh online còn giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi khi tỷ lệ người dùng mạng xã hội đang tăng đột biến hiện nay. Tất cả là để nhắm đến một mục đích chung là đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Những điều cần chú ý khi kinh doanh “offline to online”
1. Bạn cần một website bán hàng thật sự thu hút và tiện dụng
Nếu đã nói đến bán hàng online thì điều tiên quyết và quan trọng nhất chính là bạn phải xây dựng được một trang bán hàng trực tuyến vừa đủ bắt mắt và vừa dễ sử dụng để đem lại sự chuyên nghiệp cũng như tạo niềm tin cho khách hàng.
2. Xây dựng quy trình vận hành cho các bộ phận
Hầu như ai có cửa hàng đã có các quy trình cơ bản cho cửa hàng Offline của mình từ tư vấn, bán hàng up sales, bán chéo, nhưng lên Online mọi thứ sẽ khó hơn, cần thiết kế những các bán chéo up sales kiểu mới như: Combo sản phẩm, bán chéo sản phẩm X tặng Y, khuyến mãi nhóm sản phẩm tồn kho,…
Hãy phân định rõ từng bộ phận sẽ có vai trò gì và như thế nào khi chuyển đổi mô hình như vậy. Ví dụ như chuyển những nhân viên làm giấy tờ hành chính sang làm điều phối viên hay shipper khi cần thiết.
3. Đào tạo nhân sự
Đội ngũ nhân sự từ tư vấn bán hàng, vận hành đóng gói, marketing,… đều được dành thời gian để đào tạo, chuẩn bị ứng phó. Giai đoạn này khối lượng công việc sẽ giảm do lượng đơn đều sụt giảm, việc đào tạo nhân sự để nâng cao chất lượng đội ngũ sẽ có ý nghĩa cả ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp của mình.
Việc từ mô hình Offline thuần túy, kéo khách hàng đến cửa hàng tư vấn bán hàng phải chuyển sang bán 100% Online, tư vấn giao hàng cần phải thay đổi cách tiếp cận cũ.
4. Chuẩn bị nội dung kỹ càng về mô tả sản phẩm
Việc chuẩn bị này bao gồm nội dung trên website, hướng dẫn size, màu, tồn kho, hướng dẫn mua hàng,….
Tồn kho chuẩn nhất -> tất cả có thể check realtime từ app mobile cho tới desktop để đảm bảo khách hàng mua được sản phẩm còn trong kho. Nếu mua sản phẩm đã không còn thì đó là điều cực kỳ tồi tệ lúc này.
5. Kéo tất cả traffic từ mọi kênh bán hàng:
– Facebook, Zalo, Google… tóm gọn là các kênh Online : Hãy chuẩn bị nhanh nhất để có thể bật ads
– Marketplace (sàn TMĐT) – Xây dựng cửa hàng các sàn và đưa sản phẩm lên bắt đầu bán
– Store offline (cửa hàng) – Tận dụng từng traffic đi qua cửa hàng, hãy làm khách hàng để ý đến bạn và khách đến cửa hàng hãy lưu giữ họ lên Online qua QR Code
– Đưa tất cả dữ liệu bán hàng kinh doanh vào một nền tảng.
6. Xây dựng phần mềm báo cáo trực quan và realtime
Khác với giai đoạn rủng rỉnh, giai đoạn này mỗi ngày là một cuộc chiến vật lộn để tồn tại. Nó như lúc bạn bắt đầu khởi nghiệp bán hàng. Có điều lúc trước sẽ nhỏ nhắn xinh xắn với một store nhỏ vài SKU (Stock Keeping Unit) còn giờ thì doanh nghiệp bạn quá to để có thể chậm rãi bán hàng.
Mặc khác, mọi người thay đổi mô hình làm việc trực tiếp tại cửa hàng sang về nhà làm việc thì báo cáo report hằng ngày công việc cũng cần đảm bảo để theo dõi tiến độ các công việc lẫn nhau.
Kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp
1. Đào tạo nhân sự
Khi chuyển sang mô hình làm việc tại nhà thì việc đào tạo nhân viên hay họp hành có thể khó khăn, tuy nhiên hiện nay các ứng dụng hội họp qua video đã được phát triển mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các nhân viên được tiện lợi và nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi. Và sau đây là một số ứng dụng call video miễn phí và được đánh giá cao hiện nay: Zoom, Join.me, Google Hangouts, TrueConf Online,…
2. Các phần mềm quản lý công việc
Tối ưu hiệu suất công việc, quản lý thời gian và hoàn thành dự án đúng hạn là điều tất cả mọi người đều muốn hướng tới, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sắp xếp và phân chia sao cho hợp lý. Do đó, doanh nghiệp hãy thử ngay 5 phần mềm quản lý công việc miễn phí tốt nhất hiện nay, chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều: Microsoft OneNote, Trello, Microsoft Planner, Due, Asana.
3. Phần mềm quản lý bán hàng online
Với những chức năng cơ bản như quản lý hàng hóa theo mã vạch, tồn kho, đơn hàng, quản lý khách hàng, nhân viên, dòng tiền,… những phần mềm này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn quản lý tình hình kinh doanh một cách chặt chẽ. Sau đây là một số phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay: HaraRetail, KiotViet, Sapo, Suno và Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh.
4. Công cụ tiếp thị email cho doanh nghiệp
Trong thời đại của phương tiện truyền thông xã hội, viết blog và nhắn tin văn bản, tiếp thị qua email đang phát triển mạnh mẽ do kết quả mạnh mẽ và tỷ lệ chuyển đổi mà doanh nghiệp có được đối với tất cả các loại. Đặc biệt là trong tình hình dịch căng thẳng hiện nay thì email cũng là một phương pháp tiếp cận khách hàng khả thi nhất. Hai dịch vụ tiếp thị qua email nói riêng rất hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ: Mailchimp và Campaign Monitor.
5. Hệ thống thông tin liên lạc
Khi hoạt động kinh doanh và làm việc online thì việc liên hệ và giao tiếp với khách hàng sẽ hoàn toàn thông qua tin nhắn và cuộc gọi. Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình những kênh liên lạc uy tín và thuận tiện nhất. Trong đó, có thể kể đến những tổng đài lớn mạnh lại Việt Nam hiện nay như: Mobifone, Viettel và Vcall.
6. Ngoài ra, đặc biệt khi kinh doanh online hoàn toàn thì doanh nghiệp cần phải chú ý nhất chính là khâu vận chuyển của mình. Muốn kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp phải có hệ thống giao vận nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hoá. Do đó, Movecrop – phần mềm quản lý shipper đã ra đời để giúp doanh nghiệp giải quyết được hoàn toàn những thách thức khi quản lý vận chuyển hàng hoá và shipper hiện nay.
Cùng với đó, VHT đưa ra chương trình hỗ trợ cho tất cả công ty để mọi người làm việc từ xa được hiệu quả hơn.
VHT MIỄN PHÍ HOÀN TOÀN 2 GÓI HỖ TRỢ:
– Miễn phí tổng đài VOIP 4 máy nhánh dành cho doanh nghiệp. Miễn phí TRỌN ĐỜI cho doanh nghiệp khi đăng ký hiện tại (gọi nội bộ, gọi ra gọi vào khách hàng). Xem thêm thông tin tại đây: https://vht.com.vn/
– Miễn phí tổng đài VOIP 4 máy nhánh TÍCH HỢP vào MICROSOFT TEAMS. Xem thêm thông tin tại đây: https://vht.com.vn/microsoft-teams-integration-tich-hop-tong-dai-vao-microsoft-teams
VHT Telecom sẽ không giới hạn số lượng doanh nghiệp đăng ký sử dụng. Anh/ Chị doanh nghiệp đăng ký tại đây: https://forms.gle/DGUYLTXMM2b9Mci
Nguyễn Thế Hiển