Khởi nghiệp được bao lâu thì dẹp tiệm?
Làm nghề tư vấn cũng được vài năm, quan sát tình hình phát triển của nhiều doanh nghiệp, những điểm mạnh và điểm yếu của họ để tìm ra phương hướng thay đổi, cách thức phát triển…. Bài viết này coi như tổng hợp tất tần tật kiến thức của Leo Minh về Khởi nghiệp. Leo Minh bắt đầu khởi nghiệp với dự án ATP Academy chuyên về đào tạo online – một dạng như Edumall, KyNa…)
Những thực trạng hiện nay của Startup
- Chưa có nguồn cung ứng sản phẩm ổn định, giá thành chưa tốt, khó cạnh tranh về giá (đôi khi họ cứ nhập hàng quảng châu về bán nhưng chỉ mới khảo sát một vài nơi đã vội vàng nghĩ chỗ đó là tốt nhất)/
- Chuẩn bị chi phí rất lớn : 200-300tr để mở 1 cửa hàng thời trang, 50tr để tự kinh doanh online, vài tỷ để mở 1 ngành nào đó lớn hơn… Nhưng đôi khi còn không biết tiền mình sẽ chi vào việc gì và không biết được “còn những khoản nào cần chi (chi phí tiềm ẩn):.
- Không vẽ được mô khình kinh doanh (Bussiness model canvas): nói nôm na là các điểm mạnh, điểm yếu, khách hàng, đối tác, affiliate, sản phẩm, usp, điểm cần làm trước điểm cần làm sau, marketing v.v….
- Không hiểu được thị trường, không đánh giá được sức mua của khách hàng, không định hình được doanh thu (nếu làm online thì cái này ít cần, những cũng phải hiểu rõ tệp khách hàng của mình).
- Không có lợi thế, không có điểm mạnh, không có kiến thức, không có kỹ năng…. và chỉ có “đam mê”, khởi nghiệp từ con số 0
- Không có đầu ra: hay nói đúng hơn, không biết quảng cáo như thế nào (cả online lẫn offline). Các vấn đề này sẽ khiến doanh nghiệp dễ chết hoặc chịu lỗ nặng trong thời gian đầu.
Có một câu nói của ông cha tà ngày xưa, hơi thấm một chút nhưng mà đúng: “chưa học bò mà đã lo học chạy”… Minh cũng từng startup ngành hàng thời trang tại VN và bán áo thun online ở nước ngoài. Lúc đầu doanh thu rất tốt nhưng khi mở rộng lên một chút thì chịu lỗ và dẹp tiệm luôn, lỗ hết một mớ..
Sau buổi họp đầu năm với sếp, với những gì được training, Minh đúc kết ra được một điều rất quan trọng (tạm gọi là công thức của Minh) về người khởi nghiệp. Để giới thiệu công thức này Minh sẽ đưa ra một ví dụ:
Cạnh tranh với Now – Foody
Nói cạnh tranh với now và foody thì hơi quá, các bạn có thể tưởng tượng mình cạnh tranh với một đối thủ nào đó top ngành, hoặc họ đang làm rất tốt chẳng hạn, Minh đưa ra ví dụ “hơi khủng” này để chúng ta có thể cảm nhận các con số.
Để cạnh tranh với Foody, chúng ta sẽ cần phải:
– Huy động vốn 2 tỷ để thuê đội ngủ code phần mềm trong 6 tháng tới 1 năm. Code thêm website, code thêm nền tảng, làm SEO, trả phí cho những người trải nghiệm đầu tiên, setup văn phòng v.v…
– Sau 6 tháng ~ 1 năm rồi chúng ta bắt đầu huy động vốn lần 2 thêm vài tỷ nữa để làm marketing, để kiếm khách hàng, để bung tiền ra giảm giá các kiểu để hút khách (vì foody cũng làm thế)… Chúng ta sẽ có 1 cuộc chiến tranh giành thị phần = tiền khốc liệt (hiện nay khi startup, có phải các bạn đang dùng tiền để kiếm khách hàng không? Nếu không bỏ tiền thì tự có khách không?)
Vậy bạn có chắc chắn sau 2 vòng huy động vốn này, bạn sẽ có thị phần, bạn sẽ có lời đủ để duy trì doanh nghiệp… hay bạn sẽ phải huy động vốn lần 3,4,5… và rồi khi không có tiền nữa thì dẹp tiệm?
Một case study ngắn về 1 khách hàng của Minh. (xin được phép giấu tên).
Anh ấy mở một app quy mô nho nhỏ (tự mình code thuê thêm 2 bạn nữa) để làm ra 1 app giao đồ ăn phân khúc ngách dạng fitness, chuyên thức ăn cho người gầy.
– Sau 2 tháng có app
– Chi phí tốn khoảng 100tr (đã bao gồm marketing)
– Nhờ mối quan hệ với cộng đồng gym, anh ấy hút được 5000 người dùng app, và doanh thu đem về vẫn chưa có lời nhưng đủ để anh ấy ăn mì tôm cầm hơi và duy trì hệ thống.
– qua 2 tháng tiếp theo anh ấy đánh tiếp vào phân khúc người mập, và 2 tháng tiếp theo nữa lại đánh vào phân khúc sinh viên, người già, người già mập, người ốm mập, người ăn chay, người bị dị ứng v.v… và cứ tiếp tục như thế 5000, 5000, 5000. Sau một năm anh ấy đã có ~50.000 user sử dụng app và lượng khách hàng đủ để anh ấy có lợi nhuận cho riêng mình như một CEO thật thụ (không phải ăn mì tôm nữa).
Và điều quan trọng nhất là anh ấy KHÔNG MẮC NỢ. Đây là một key rất quan trọng, không mắc nợ sẽ giúp con người ta thoải mái đầu óc, không mắc nợ thì chẳng có gì phải sợ sệt, chẳng có nhiều áp lực đè năng lên vai (có lúc đầu xoay 100tr thôi)… và khi không mắc nợ thì chúng ta sẽ “nghỉ được nhiều thứ hơn”, “làm việc với tâm trí thoải mái hơn”.
Vậy thì công thức mà Minh nói đến là gì? Đó chính là:
Khởi nghiệp an toàn: TẠO RA SẢN PHẨM “TẠM CHẤP NHẬN ĐƯỢC” + TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT + VÀ BÁN ĐƯỢC (TẠO RA LỢI NHUẬN) TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT.
1) Tạo ra sản phẩm tạm chấp nhận được: tùy theo chiến lược, tạo ra sản phẩm xong có thể bán “rất rẻ” hoặc “tặng free” trong thời gian đầu nhưng vẫn đúng những giá trị mà khách hàng cần thì vẫn được ủng hộ (nếu sản phẩm hoàn hảo… thì bao giờ là hoàn hảo?)
2) Trong thời gian ngắn nhất: đôi khi chúng ta cần sự hoàn hảo hoặc cầu toàn nên chúng ta làm cái gì cũng lâu. Nếu làm theo cách “tạm chấp nhận được, có doanh thu rồi tiếp tục nâng ngưỡng, cải tiến” thì sẽ rất nhanh.
3)Bán được và tạo ra lợi nhuận sớm nhát: Nó giống câu chuyện, chúng ta có 10 đồng, chúng ta cố gắng sử dụng hết 10 đồng để tạo sản phẩm …. nhưng nếu chúng ta chỉ dùng 3 đồng, 7 đồng còn lại dùng để kiếm khách bán hàng, thì khi bán xong chúng ta sẽ có 20 đồng, với 20 đồng thì tự khắc sản phẩm của chúng ta sẽ “hoàn hảo” hơn.
Công thức này đúng với câu tục ngữ: “TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI”. Chiêm nghiệm những câu nói tự nhiên giờ cũng thành sở thích của mìnhT_T
======
Vậy, liệu chúng ta có đang làm đúng đắn? chi phí chúng ta bỏ ra lớn như vậy liệu có thu lại được? Và nếu làm như công thức trên thì sẽ tốt hơn hay không? Mọi người thảo luận với Minh nhé:D đang cần thêm nhiều luồng ý kiến để Startup trong thời gian này:'( Những ý kiến hay nhất Minh tặng luôn tài khoản member ship vĩnh viễn sản phẩm bên Minh luôn. Cám ơn mọi người!!!
Leo Minh