GS.John Vũ: Khởi nghiệp là môn học nghiêm chỉnh
Nhiều người lãnh đạo trên khắp thế giới đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của giáo dục STEM và khởi nghiệp như yếu tố then chốt cho cải tiến nền kinh tế của họ. Họ biết rằng giáo dục STEM đóng vai trò bản chất trong thúc đẩy kĩ năng nhà doanh nghiệp và kinh doanh công ti khởi nghiệp.
Trong vài năm qua, môn học về công ti khởi nghiệp thường bị lẫn lộn với việc tạo ra doanh nghiệp nhỏ. Sự kiện là khởi nghiệp nên được liên kết với công nghệ và hầu hết các công ti khởi nghiệp phải là các công ti công nghệ tăng trưởng nhanh nơi tạo ra việc làm trả lương cao hơn và đóng góp cho kinh tế địa phương, không phải là các doanh nghiệp nhỏ truyền thống.
Ngay cả ngày nay, khởi nghiệp thường được dạy như hoạt động phụ, bên ngoài hệ thống giáo dục chính thay vì là một môn học bắt buộc, đáng học tập nghiêm chỉnh. Tôi nghĩ đó là sai lầm. Để tăng trưởng kinh tế, khởi nghiệp nên được dạy như môn học chính như vật lí, hoá học, và toán học. Những người lãnh đạo giáo dục nên hiểu rằng thế giới chúng ta đang sống ngày nay là khác với hôm qua. Và thế giới của ngày mai sẽ khác đáng kể với hôm nay vì công nghệ sẽ liên tục tiến hoá nhanh hơn phần lớn chúng ta có thể nghĩ. Vấn đề là hệ thống giáo dục hiện thời đã không giữ cùng nhịp với những thay đổi này. Chúng ta đã đứng yên khi toàn thế giới đang chuyển động với tốc độ của Internet. Nếu chúng ta không thay đổi bây giờ, chúng ta sẽ bị bỏ lại đằng sau không phải mười hay hai mươi năm, mà năm mươi năm hay hơn, và chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng bắt kịp.
Để phát triển người kĩ thuật, người có thể giải quyết các thách thức công nghệ, chúng ta phải truyền tư duy khởi nghiệp xuyên suốt hệ thống giáo dục của chúng ta, từ trung học tới đại học. Chúng ta phải áp dụng các phương pháp dạy mới khuyến khích việc phát triển thái độ và kĩ năng nhà doanh nghiệp bằng việc hội tụ vào giải quyết vấn đề. Khái niệm về việc là nhà doanh nghiệp để làm giầu phải được thay thế bằng khả năng giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề khó mà người khác không thể giải quyết được. Đây là “bản chất thực” của cách nghĩ nhà doanh nghiệp và bằng việc dạy cho học sinh làm điều đó, chúng ta có thể tạo thế hệ người phát kiến mới, người có thể tạo ra khác biệt trong xã hội chúng ta.
Học sinh phải được dạy hiểu vấn đề như cơ hội tiềm năng, không như cái gì đó để sợ hay phàn nàn. Họ phải có khả năng tự hỏi bản thân mình: “Làm sao mình có thể giải quyết vấn đề này? Bao nhiêu người khác có vấn đề này? Tại sao họ không thể giải quyết được vấn đề này? Sự việc là gì? Bằng việc hỏi câu hỏi đúng, họ sẽ học phân tích nó và nhận diện các khả năng và tuỳ chọn. Mọi nhà doanh nghiệp thành công đều bắt đầu với cùng câu hỏi: “Vấn đề là gì mà tôi cần giải quyết?”
Khi học sinh bảo tôi rằng họ muốn là “Steve Jobs, hay Bill Gates.” Tôi hỏi họ: “Steve Jobs có vẻ giống cái gì trước khi có Apple Computer? Ông ấy có ba đầu hay sáu tay không? Không, ông ấy đã là người bình thường như các em. Khác biệt là ông ấy đã nhìn vào vào vấn đề và tự hỏi mình: “Làm sao mình có thể giải quyết được vấn đề này?” Tâm trí giải quyết vấn đề đã dẫn ông ấy tới xây dựng máy tính nhỏ mà ông ấy có thể bán với vài nghìn đô la như một giải pháp cho nhiều người không thể đảm đương được việc mua máy tính lớn đắt tiền.
Trong thế giới được dẫn lái bằng công nghệ này, cách tốt nhất để cải tiến nền kinh tế là có nhiều nhà phát kiến và nhà doanh nghiệp, người phát minh ra sản phẩm mới, bắt đầu kinh doanh mới, tạo ra việc làm mới, cải tiến nền kinh tế, và nâng chuẩn sống cho người của họ. Nó tất cả bắt đầu với cách tiếp cận mới tới giáo dục mọi người bằng việc hội tụ vào phát triển nền tảng mạnh trong khoa học và công nghệ và hội tụ vào giải quyết vấn đề. Tôi tin rằng nhà doanh nghiệp là dàn giáo của nền kinh tế mới mà là bản chất cho thịnh vượng của xã hội chúng ta và tạo ra xã hội tri thức mới cho tương lai.
GS.John Vũ