Sau chuyến đi để trở về từ Quảng Châu, Hàng Châu, Thâm Quyến chị lên kế hoạch hành động: Nghỉ chơi các nhóm bán sỉ bán buôn, bỏ luôn các chợ đầu mối, tập trung làm việc với các công xưởng của thế giới ở Trung Hoa Đại Lục. Chị đặt gia công các thể loại chủng hàng, từ apparels cho đến accessories, vừa shoes vừa bags. Mỗi product category, mỗi product line chị lấy hàng nghìn SKUs, chia đều ra 05 cửa hàng. Ông trời phú cho chị cả tài cả sắc, làm ăn thuận buồm xuôi gió…

Mẹ chị thấy con gái dặm trường lao tâm lao lực, khuyên “Con à, thuyền to thì sóng lớn, con định làm cái chi nữa? Bao nhiêu là đủ?”

Chị đáp gọn lỏn “Con phải thay đổi ngành dệt may Việt Nam”.

Nhân viên sales Vật Giá, Sen Đỏ gọi điện nói cho chị về B2B2C, B2B, B2C… Nhân viên Zalora, Lazada kể chị nghe về đại dương xanh, rằng niche market, rồi thì one-sided marketplace, multi-sided marketplace, nào là sales campaign, promotion… Nhân viên Hotdeal, Nhommua, Cungmua nói chị nghe về sales margin, group-buying, minimum-buying… Chị cúp máy cái rụp, bụng nghĩ thầm, “Tao mệt”

Nếu người chị 75% là nước thì 25% còn lại là công việc, công việc ngày càng nhiều, chị lại không học hành bài bản e-commerce, business management… nên loạn.

Một hôm, chị than với con bạn “Việc nhiều tao mệt quá, cả thành phố sống chồng lên nhau, mà tình yêu thì không có, chắc bỏ luôn quá, về làng quê nuôi cá và trồng thêm rau”.

“Ở chân núi Trúc Linh, có anh quân sư hùngkaka, đẹp trai học giỏi, trên thông đạo trời, dưới thấu tình người, giữa nhân gian thì nhìn rõ sự đời. Tao từng lân la kiếm cớ nói chuyện, mỗi tội thấy nhà nghèo quá nên say bye luôn từ lần gặp đầu tiên”.

Sáng chủ nhật trời chớm thu đông, mưa bụi lất phất, gió heo may tràn về qua từng kẽ tóc, chị khoác lên mình bộ đồ thể thao Nike Dri-fit, chân đạp đôi Nike Air hàng Replica, băng qua ngõ đi tìm vị quân sư.

Nhác thấy dáng chị dập dìu bước tới, quân sư pha trà đợi sẵn, rồi mời chị tọa thiền, từ tốn ân cần hỏi: “Chị đến tệ xá có chuyện chi phiền muộn”.

Chị phân bua một hồi.

Vị quân sư nhìn chị từ trên xuống dưới một lúc, rồi dừng lại trên cầu vai, bất giác tợp một ngụm trà, tay chỉ hướng quả núi đằng xa khuất sau lưng chị…

Chị Mai Hoa trầm ngâm một lúc rồi thưa “Ý quân sư là núi cao còn có núi cao hơn, công việc trùng trùng điệp điệp như núi, mình giỏi một nghề, người khác theo một nghiệp, việc gì mình biết thì làm, không biết thì đi hỏi, đi tìm người khác làm cùng với mình, việc mình mình quyết, việc gì không biết thì để người khác lo, tránh ôm rơm nặng bụng, có đúng không ạ?

“Ý ta là nhìn quả núi thì tưởng là xa nhưng hôm nay sao thật gần”.

“Dạ, em hiểu rồi”. Chị và quân sư, mắt nhìn nhau không nói, chào tạm biệt.

Chị về cộng tác với đứa bạn thân ở Sài Gòn, đi tìm một đội outsourcing làm web, customize layout, một nhóm làm online marketing. Còn ở thủ phủ chị thuê một đội sales kiêm luôn CS, vừa bán hàng offline vừa quản lý các gian hàng online. Chị làm chủ quản Fanpage, Brand ambassador thì còn ai trồng khoai đất này? Dù có 10 người đi tìm 7 ngày 7 đêm ở Đại nội cũng không có ai đọ được với nhan sắc của chị.

Chị bắt đầu biết đến email marketing, facebook marketing… buôn may bán đắt, chẳng mấy chốc nổi tiếng khắp Kinh thành xứ Huế.

Ngày 27 tháng 6 năm 2007, chị nhận lời mời từ Business Development Head, đáp chuyến bay lúc trời vừa nhá nhem tối đi tham dự opening ceremony của:

#10 Ebay VN – Kẻ sinh nhầm thời cuộc

Sáng thứ Hai hạ tuần tháng 6, McDonagh, Giám đốc eBay khu vực Đông Nam Á nổ phát pháo khai trương Ebay.vn, với tham vọng “phổ cập văn hóa mua hàng online cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam”.

Người Tây vào Việt Nam làm việc, cá nhân mình gặp chưa thấy có ai đặc biệt giỏi. Ngoài hình thức là thân thiện, từ chính ngôn ngữ của họ, thường thì họ hay khen, kiểu “Such an amazing idea!” “You did great!” nhưng thâm tâm họ nghĩ, chủng tộc của họ là văn minh trên cả muôn loài.

Họ thân thiện nhưng không coi trọng người từ các nước “thứ ba”. Khi mình sống ở Châu Âu thì thấy rất rõ điều này. Nói đi cũng cần nghĩ lại, người Việt mình đôi lúc hay “lém lỉnh”, làm ăn có phần “chụp giật”, không coi trọng nhau, không biết giúp đỡ nhau đi lên mà tiện chân đạp nhau tiến tới, 10 phần hết 3 phần sính ngoại. Xem ra ở cùng khu vực, người Đại Hàn, người Nhật Bổn cũng ít tôn trọng mình. Thôi thì từ từ cải thiện…

Quan điểm này mình rất đồng tình với bác Vượng, rất coi trọng nhân tài Việt Nam, mọi người xem clip bác Phạm Nhật Vượng nói chuyện với ông chú Viettel Nguyễn Mạnh Hùng thì biết.

Ebay vào Việt Nam rất tự tin, mà càng tự tin bao nhiêu thì càng thất vọng bấy nhiêu, vì không hiểu Việt Nam, lại càng không hiểu chị Mai Hoa. USP (unique selling point) nền tảng Ebay là: Auction (Bidding price).

Nhưng gặp chị Mai Hoa thì mất điện. Ebay hay các multi-sided marketplace ở Vietnam tung ra các chiêu đấu giá xuôi, đấu giá ngược kiểu gì cũng chỉ làm có tác dụng làm màu ban đầu, chủ yếu là để “Pr”. Còn chuyển thành một business module thì cần nghĩ đến một điều, “phá giá” là nghệ thuật bán hàng của chị.

Ebay (Nasdaq: EBAY) được thành lập từ năm 1995, phát triển và thành công qua ba thời kỳ:

i) Trước tiên là bán đồ cũ, người nước ngoài bán đồ cũ giá cũng như cho. Người Tây khi vứt đồ cũ thì đóng phí còn nhiều hơn mang cho, để có người đến lấy chuyển đi giúp, tiện có Ebay thì đăng bán đấu giá, kiếm thêm ít tiền, một công được đôi việc. Cái cũ của mình là cái mới của người ta và ngược lại.

ii) Thứ hai là các local retailers đăng bán như một gian hàng điện tử (e-stores).

iii) Tiếp theo khi mở rộng ra toàn cầu thì các nước Châu Á, Trung Đông, Châu Phi bắt đầu buôn bán nhỏ lẻ xuyên biên giới. Mua giá wholesale, bán giá retail, thu về “tỷ suất lợi nhuận”.

Sau đó mở ra thêm một ngạch, gọi là dropshipping e-commerce, đẩy mạnh ngoài biên giới, với cái trạm trung chuyển chính là China.

Các nhà bán lẻ chỉ ngồi dùng chuột, đôi ba clicks, gian hàng có hàng trăm sản phẩm. Khi có đơn hàng thì ngồi chờ notification tiền bắn về PayPal, không phải làm bất cứ gì thêm ở bất cứ khâu nào khác. Cứ như vậy hệ thống supply chain của consumer market cứ quay tròn tròn.

Dù thêm bao nhiêu ông lớn khác thì China vẫn luôn là tâm của địa cầu.

Hơn một năm sau, Ebay Vietnam tạm gọi là dừng bước, quay sang thiết lập liên minh với,

#11. Chodientu – Tiến thoái lưỡng nan

Chodientu ra đời cùng thời với Vatgia, năm 2006, công ty chủ quản là Tập Đoàn Phần Mềm Hòa Bình (PeaceSoft Group), tiền thân của Nexttech Group bây giờ. Chủ tịch tập đoàn là Nguyễn Hòa Bình, anh Bình theo mình thấy là rất giỏi, cờ đến tay là phất nhanh như có thể, tầm nhìn rộng, kinh doanh phần mềm đa ngành, tuy không có cái back lớn nhưng đi lên từ bàn tay của mình. Gần như các dự án của Peacesoft triển khai đều thuộc top đầu ngành, có thành công nhất định.

Chodientu.vn là một marketplace tương tự như Vatgia. Anh Bình bán 20% cổ phần cho Ebay và đưa Ebay lên Chodientu với tham vọng mở rộng buôn bán giao thương hàng hóa nội ngoại. Sau thấy các mô hình groupon hot quá nên lập thêm dự án 1top.vn, kiểu mô hình groupon nhưng là marketplace. Tiếp đó là mở thêm trang mua hàng nước ngoài như Weshop, còn Boxme lo công tác hậu cần kinh doanh quốc tế.

Mình không hiểu sao các trang multi-sided marketplace thường mở thêm các trang bán group-on sales làm gì, đã multi-sided thì làm gì mà chẳng được. Sợ bị conflict-of-interest?

“I don’t care” đó là câu nói của consumer cũng như đối tác chính, chị Mai Hoa.

Chodientu phát triển mạnh thời kỳ 2015 qua đến 2016 thì có thể coi là đỉnh điểm. Quý Một năm 2016 vừa kết thúc thì anh Bình họp báo, tuyên bố đối đầu với Alibaba khi nghe tin Alibaba nhảy vào Việt Nam.

Chodientu và Ebay như là một đôi bạn cùng tiến cùng lùi. Hai bên cùng gánh nhau mà đi.

Đầu xuân Tây phương niên lịch, Ebay tách khỏi chodientu, bãi bỏ tên miền ebay.chodientu.vn. Kể từ đó cuộc tình coi như khép lại, nhẹ nhàng như mây bay…

Sau khi tuyên bố đối đầu Alibaba thì Chodientu hụt hơi dần, cho đến nay thì lao xuống sườn dốc. Coi như chấm dứt khối TMĐT của Nexttech… Nhưng anh Bình, tham vọng lớn, sẽ không dừng lại ở đó, cuộc chơi bây giờ là O2O. (Hồi sau sẽ rõ)

Thời kỳ bây giờ làm web thật khó, chưa có các nền tảng như Sapo, Haravan, các nền tảng web chỉ mới giai đoạn 1.0, nên các công ty digital marketing tập trung mời chào chị Mai Hoa làm SEO từ khóa, forum seeding lên các diễn đàn như:

#12. Năm Giây, Nhật Tảo V.s Én Bạc, Rồng Bay – Mỗi bên hùng cứ một phương

Các trang này cái core chính là Rao Vặt. Từ đầu thế kỷ 21, ở Việt Nam nổi bật nhất là các trang diễn đàn (forums), với phần mềm phổ biến nhất là vBulletin, dùng để khởi tạo các trang diễn đàn. Còn website thì như đã nói, thuộc thời kì sơ khai 1.0, là các webpages không hề có “sự tương tác” với người dùng. Các trang business rao vặt này được categorized theo model gọi là: Listing.

Với vBulletin hay các open sources khác thì các trang diễn đàn mọc ra như nấm sau mưa. Ở Việt Nam, một người làm được, hàng trăm người làm theo như vậy… Các trang forums này là để rao vặt còn đối với chị Mai Hoa là để forum seeding, chèn backlinks, SEO từ khóa.

Ebay vào Việt Nam thì đối thủ cạnh tranh ở thị trường miền nam là Năm Giây Nhật Tảo còn miền Bắc là Én Bạc Rồng Bay.

Ebay Việt Nam thất bại là vì 03 lý do chính:

i) Thứ nhất: Nói về đối thủ cạnh tranh, có thể hiểu, ebay sẽ đánh bay các mô hình diễn đàn rao vặt kể trên, tuy nhiên Ebay đã không gặp thời, tức là không đúng thời điểm, bởi một lẽ, Việt Nam lúc bấy giờ không có hạ tầng cơ sở thanh toán online.

PayPal là nền tảng thanh toán tốt nhất trên thế giới, “của Ebay”, mà có thể secure payment procedure được nhưng tiếc là PayPal độ Ebay Global chứ không độ Ebay VN.

ii) Thứ hai: Khi liên minh với chodientu thì đưa ebay lên ebay.chodientu.vn. Mặt khác, chodientu thì đặt logo sóng đôi với ebay trên trang home index của mình. Hai mô hình này tưởng là Best Match 100% nhưng thực ra là trái ngược nhau hoàn toàn. Như thế thành ra Chodientu định vị thương hiệu một đằng, làm thì một nẻo.

Người nào lead dự án Chodientu chắc chắn là người đứng tuổi trung niên, say mê binh pháp Tào Tháo chứ nhất quyết không theo Tôn Tử. Tào Tháo dạy, “Ra đường gặp sự khó quyết thì về nhà hỏi vợ, vợ bảo sao làm ngược lại chắc chắn thành công”. Nhưng đó là bên Tàu, còn ở Đại Việt, đàn ông hành sự ở đời muốn thành công thì trước tiên phải biết nghe lời vợ.

iii) Thứ ba là vì,

#13. Chợ Tốt – Đường vào ngõ cụt

Nếu Ebay vào Việt Nam cùng thời điểm với Chotot thì có thể nói thị trường E-commerce C2C chỉ có 02 người cầm trịch cuộc chơi, dẫn đầu là Ebay, thứ đến chỉ có Chợ Tốt. Còn các trang diễn đàn thì “oxy hóa” dần dần…

Mô hình Chotot theo một chuỗi các CMS giống hệt nhau của công ty chủ quản là 701Search, có trụ sở chính tại Singapore, là công ty liên doanh giữa Singapore Press Holdings Limited, Schibsted Media Group và Telenor Group.

Ban đầu Chotot chính là C2C, sau đó thì cho các shop mở bán thêm hàng nhưng 80% định vị tập trung vào C2C.

Riêng đối với mô hình C2C ở Việt Nam thì không thể monetize được, vì không thể proceed to online payment được. Mô hình C2C các nước khác thì monetize được đơn giản là vì có thể đảm bảo payment procedure cả 02 chiều, bao gồm cả refund.

Việt Nam thì không. Dù có 5 năm nữa cũng không thể. Chotot làm C2C muốn giải quyết bài toán này 5 năm nữa cũng không thể…

Nên revenue stream chính của Chotot là “quảng cáo” theo cách hiểu chung chung, ví dụ pump tin rao vặt lên đầu trong một session nhất định cũng được coi là quảng cáo.

Chotot là trùm cuối E-commerce C2C từ trước đến nay nhưng định vị business model để make money thì sai lầm.

Thời gian đầu Chotot làm marketing siêu giỏi, ranking đạt Top Việt Nam. (Nếu) Biết là C2C không monetize được thì tập trung vào advertising. Định vị thẳng luôn là Chotot-ads để cho các shops quảng cáo khi mở ra đa ngành hàng và có thể tập trung vào một số segments có thể “đẻ trứng vàng”…

Nếu Chotot bỏ hết các thông điệp tào lao và tập trung vào Chotot-ads thì có thể nói, đến thời điểm hiện nay, ăn đứt cả Zalo-ads. Tất nhiên không thể nào mà so với Facebook ads được.

Chotot, nếu không có các tập đoàn khủng chống lưng, “mạnh vì gạo bạo vì tiền” mà theo mình thấy có vài phần money laundry thì đã shutdown từ sớm.

Mình không hiểu một điều rằng, Chotot đến nay đã 7 năm, mà không làm ra một cái gì ngoài mấy cái tính năng tào lao như Đồng tốt. Không có shopping cart, không conduct được online payment thì làm để làm gì? Vẽ hoa vẽ lá vẽ cành? Mà làm shopping cart lại càng không được nên mình mới nói Chotot – đường vào ngõ cụt…

Ngày xưa khi vào trang 701 Search thì thấy khoảng chục trang alike Chotot trải đều khắp các Châu lục, cùng chung một CMS giống y hệt nhau về layout. Nhưng ngày nay lèo tèo đôi ba trang còn sót lại. Mình không biết cơ cấu cổ đông thay đổi như nào nhưng mình đoán là hơn nửa phần các dự án đã đóng cửa hoặc đá bán. Rất may cho Chotot là Ebay vào Vietnam không đúng thời điểm nên các trang diễn đàn vẫn tồn tại, mô hình rao vặt vẫn còn tồn tại nên giờ Chotot vẫn ngôi vương C2C.

Nhưng điều không may sẽ ập đến với Chotot, đó là,

#14. Shoppee – Người kiến tạo tương lai

(Hồi sau sẽ rõ)

[…]

Nhân viên sales Vật Giá, Sen Đỏ gọi điện nói cho chị về B2B2C, B2B, B2C… Nhân viên Zalora, Lazada kể chị nghe về đại dương xanh, rằng niche market, rồi thì one-sided marketplace, multi-sided marketplace, nào là sales campaign, promotion… Nhân viên Hotdeal, Nhommua, Cungmua nói chị nghe về sales margin, group-buying, minimum-buying… Chị cúp máy cái rụp, bụng nghĩ thầm, “Tao mệt”.

Lần này chị xông thẳng vào giáp mặt quân sư hùng hùng hổ hổ.

Quân sư xua tay nói: “Khoan khoan ngồi đó lui ra, nàng là phận gái ta là phận trai”.

“Dạ, xin lỗi anh, mấy nay em điên quá, đã đi học mấy khóa làm giàu mà vẫn không hiểu về e-commerce, nào là B2B, B2C, B2B2C, C2C, Group-buy, Crowd-sales, Minimum-buying, Sales margin… xin hỏi anh, nói câu nào dễ hiểu”.

Vị quân sư scan chị bên trái bên phải, lần này chị mặc bộ đồ jumpsuit Burberry, khoác áo Puma, chân đi đôi Dr. Martens, túi xách Hermes… tất nhiên là hàng in-house, stock available.

Anh quân sư pha trà, mời chị tọa thiền, từ tốn ân cần hỏi: “Chị đến tệ xá có chuyện chi phiền muộn”

“Dạ em vừa hỏi còn gì?”

“À ta quên”. Quân sư tợp ngụm trà, bất giác tay chỉ xuống cái ao, in bóng chị ngồi ngược sáng, gợn sóng cong cong ở giữa là con vịt đang bơi kêu cạp cạp.

Chị Mai Hoa trầm ngâm một lúc rồi nói “Ý quân sư là lòng mình động nhưng phải giữ cho cái tâm của mình tĩnh, phiêu diêu tự tại như con vịt đạp nước, toàn thân nhô lên nhẹ nhàng nhưng chân phải quẩy. Cuộc sống là phải không ngừng cố gắng, không ngừng nghỉ, thuận theo dòng nước. Cuộc sống phải tự mình biết cân bằng, công việc của mình nổi ở bên ngoài, chị vừa nói vừa nhìn xuống, thẹn thùng đỏ mặt… còn cuộc sống ẩn ở bên trong, âm dương là một, ấy là đạo lý ở đời này?

– Đúng rồi.

“Nhưng như thế thì có liên quan gì đến câu hỏi của em”.

“À ta quên, chờ tí”.

Anh Quân sư lấy ra 1 bó đũa, nói. Giờ vầy:

– Chị bán lẻ từng chiếc cho khách hàng thì gọi là B2C.
– Chị tự đăng bán từng chiếc một và/hoặc người ta lấy toàn bộ về đăng bán giúp cho chị trên nền tảng bán hàng của họ, rồi thu tiền hoa hồng, là B2B2C.
– Chị bán hết thảy cho cùng 01 người và họ mua đi bán lại thì gọi là B2B, bán sỉ bán buôn.
– Tương tự như bán sỉ bán buôn nhưng không cùng 1 người mà là cho 1 nhóm nhiều người, thì gọi là theo kiểu “mua chung theo nhóm”. Crowd-sales cũng vậy thôi, không có gì khác biệt.

“Mà chị đăng bán khắp nơi, bất chấp giá cả, thì giờ chị quan tâm bán lẻ, bán sỉ, bán deal làm gì nữa. Cứ bán được hàng là chị bán, lỗ cũng bán thì bán sỉ, bán lẻ, bán deal đều giống nhau cả. Đừng quan tâm chi nữa mệt”.

Chị mỉm cười trìu mến, bốn mắt nhìn nhau không nói, chào tạm biệt anh quân sư ra về.

Chị về tham gia các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nhập hàng chính ngạch tiểu ngạch từ Trung Quốc về đến Lạng Sơn, từ đó được chuyển đi khắp mọi miền tổ quốc.

Mãi về sau chị mới phát hiện ra, không bán hàng No Brand hay OEM nữa mà lấy tên thương hiệu của mình:
M A I
H O A
Viết làm hai hàng, giống kiểu logo của Uniqlo, chấm phá một cành hoa bồ công anh tạo ra sự khác biệt.

[…]

Lúc này chị đã thảnh thơi hơn rồi có thời gian hẹn hò cùng bạn.

“Ê, tao vừa mua cái điện thoại xịn 4tr giảm còn 3tr nhân dịp Thegioididong khai trương cửa hàng thứ 09 nè”.

Đứa bạn chỉ kịp nhìn thấy cánh cửa khép lại sau lưng khi chị quay ngoắt bỏ đi một mạch, lạnh lùng không nói.

Chị đi tìm quân sư.

Trên đường đi chị ghé mua 02 quả Thanh Trà Thủy Biều làm quà biếu. Thanh Trà Thủy Biều nổi tiếng hàng trăm năm nay ở Huế, thuở xưa là loại quả tiến vua, dòng họ Bưởi. Chị có học Yoga nên lần này ngồi tọa Kiết già, hỏi:

“Dạ hàng tồn kho của em quá nhiều rồi mà mở thêm cửa hàng không quản lý được, giờ em phải làm sao được đây?”

Vị quân sư nhìn chị, tợp ngụm trà, bất giác tay chỉ xuống hai quả Thủy Biều…

Chị Mai Hoa trầm ngâm một lúc rồi nói “Ý quân sư là muốn mở rộng kinh doanh trước tiên tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng của mình. Chẳng hạn như hai quả Thanh Trà Thủy Biều này, thương hiệu đã tồn mãi trăm năm vì là giống bưởi ngon ngọt thanh… Người ta nói tốt gỗ hơn tốt nước sơn, tập trung vào chất lượng trước rồi mới đến số lượng. Dù em làm Fast Fashion cũng phải đi từ chất lượng đi lên. Sản phẩm có chất lượng thì thương hiệu mới trường tồn, làm business là xây dựng để trường tồn, có đúng không ạ?

“Không, ý ta là nom hai quả bưởi rất ngon”.

“Nhưng như thế thì có liên quan gì đến hàng tồn kho của em ạ?”

“A tà quên…”

Hàng tồn kho nhiều thì giờ chiến lược vầy, “Biến cửa hàng người khác thành kho hàng của mình”. Làm kinh doanh, việc đầu tiên là nghĩ đến hợp tác thì mới có hệ sinh thái vững bền.

Lần này chị đến và đi như một vị thần, nhanh như gió cuốn.

Chị về set up một đội merchandiser… đến từng cửa hàng thời trang và lifestyle khác thiết lập mối quan hệ hợp tác win-win cooperation.

Chị làm đúng 02 việc:

Một là tài trợ 02 cái bảng hiệu hộp đèn, chỉ khoanh một vùng nhỏ có tên “MAI HOA – OFFICIAL PARTNERS”. Hai là bỏ hàng cho chủ shop bán trả hoa hồng cao và yêu cầu nhận hàng đổi trả.

Chủ shop thấy rằng muốn kiếm thêm tiền chỉ có hai cách:

Một là mở rộng ngành hàng. Hai là mở thêm cửa hiệu.

Cả hai cách đều cần thêm vốn, trong khi chị Mai Hoa support cả hai mà không tốn thêm một xu nào…

Từ đó, chị Mai Hoa đã xây dựng được một cross-network chuỗi bán lẻ thời trang cùng các đối tác local retailers khác của mình. Xây dựng cả một hệ thống supply chain từ miền Trung rộng khắp Nam Bắc.

[…]

Nếu cả Việt Nam thu bé lại chỉ còn 02 người thì có duy nhất 02 cô gái tài sắc vẹn toàn, 02 người muốn thay đổi ngành dệt may Việt Nam, đó là Tôn Nữ Mai Hoa và Lê Hoàng Uyên Uyên.

Uyên Uyên vừa tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành tài chính từ GeorgeTown Hoa Kỳ liền trở về Việt Nam, mua tên miền Chon.vn, lên kế hoạch phát triển thương mại điện tử cho ngành thời trang.

Một buổi sáng thức dậy, Uyên Uyên nói chuyện một mình:

Ok Google!
Gương kia ngự ở trên tường
Thế gian ai đẹp được dường như ta?
“Tôn Nữ Mai Hoa”.
– WTF?

Ok Google!
Gương kia ngự ở trên tường
Thế gian ai giỏi có phần hơn ta?
“Tôn Nữ Mai Hoa”
-WTF?

Ok Google!
“Send me Mai Hoa’s location, now”.
– Here you go 16°26’24.4″N 107°34’56.2″E

(to be continued)

Hùngkaka