Một công ty, từ khi khởi nghiệp đến lúc làm ra lợi nhuận phải trải qua rất nhiều vòng gọi vốn. Mỗi một vòng gọi vốn đều mang một ý nghĩa riêng trong vòng đời của dự án.

Đối với các startup, việc gọi vốn sau khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động và có khách hàng là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, sẽ có bao nhiêu startup sống sót sau khi gọi vốn lần đầu tiên để có thể tạo ra sản phẩm?

Theo một thống kê mới đây của trang Techrunch về giai đoạn gọi vốn của 15.600 startup từ năm 2003 – 2013 tại Mỹ, chỉ có 40% các startup thành công gọi được vốn lần đầu tiên. Nói cách khác, nếu có 1.000 startup chỉ có 400 dự án có thể đưa vào hoạt động.

Ngoài ra, một công ty thường chỉ đạt 2 đến 15 triệu USD tại Mỹ, tùy công ty và tùy ngành kinh doanh, một số công ty công nghệ sẽ có số vốn đầu tư nhiều hơn.

Chưa dừng lại ở đó, sau khi gọi được vốn lần đầu tiên, giai đoạn này các startup vẫn chưa thể kiếm ra lợi nhuận. Lúc này, các startup phải tìm cách mở rộng thị phần, phát triển sản xuất, gia tăng bán hàng, nâng cao công nghệ và phát triển đội ngũ nhân viên.

Giờ đây, một là dự án startup sẽ phải giải thể hoặc chủ dự án sẽ phải gọi vốn để phát triển sản phẩm. Lần gọi vốn lần này sẽ nâng vốn của startup lên 7 – 10 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ có 20% các công ty đến được bước này, và dĩ nhiên dự án của startup vẫn chưa tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào.

‘Tử vong’ là một thực tế phũ phàng trong việc làm startup. Để một startup có thể kiếm ra lợi nhuận, họ phải gọi được vốn để giúp hoàn thiện sản phẩm và nhân rộng được ra mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ có 10% các startup có thể làm được điều đó.

Nhiều startup có ước mơ được như Uber, Airbnb nhưng thực tế những công ty đó có thể gọi vốn được đến tận lần thứ 7 hoặc 8, và con số đó thấp hơn 1%.

Vậy con đường thoát của startup khi không thể gọi vốn là gì?

Sẽ có 2 con đường phổ biến. Đó là bán lại dự án, hoặc cố gắng dùng tiền để đưa startup trở thành một công ty cổ phần, bán cổ phiếu ra thị trường (IPO). Công ty sẽ phát hành nợ, kêu gọi đầu tư qua việc bán cổ phần.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, số lượng các startup bán lại dự án nhiều gấp 16 lần số có thể chuyển qua IPO.

Theo thống kê của Techcrunch, 92% các công ty đi từ lần gọi vốn đầu tiên tới lần thứ ba sẽ quyết định bán startup. Có rất nhiều lý do, nhưng bình thường, công ty tuy đã làm được ra tiền nhưng không thể trả được nợ cho các nhà đầu tư.

Bán startup có dễ không?

Hãy vào thẳng vấn đề, nếu bạn chưa thể tới gọi được vốn bất kỳ lần nào, bạn chỉ có 8% cơ hội. Từ lần thứ nhất tới lần thứ 3 bạn sẽ có 12 – 15% cơ hội. Kể cả khi startup của bạn phát triển tới mức như Uber hay Airbnb, cơ hội của bạn vẫn sẽ chỉ là 16%.

Cũng chính vì nguyên nhân này đã dẫn tới trong thời gian gần đây có một sự sụt giảm mạnh số lượng các công ty khởi nghiệp, chủ yếu là do sự tan vỡ của đội ngũ chính, hết vốn hoặc không tìm được thị trường phù hợp với sản phẩm.

Trong tất cả những điều khiến startup của bạn gặp khó khăn, thì những lần gọi vốn có thể là một trong những điều đầu tiên và mấu chốt nhất.

Vì vậy, nếu dự án của bạn không thể tiếp tục gọi vốn và bạn đang có một khoảng thời gian khó khăn để tìm một con đường thoát ra, bạn nên từ bỏ làm startup ngay khi có thể. Bạn cũng có thể yên tâm rằng bạn không phải là người duy nhất làm điều đó.

Bảo Trung (Techcrunch)