Tại sao các công ty thông thường không thể sáng tạo như những công ty khởi nghiệp? (p1)
Trước bối cảnh ngày càng nhiều công ty phá sản từ sự toàn cầu hóa, sự cần thiết phải thay đổi công nghệ, cũng như những công ty mới thành lập có nhiều vốn hơn, các nhà đầu tư phố Wall vẫn không ngừng đặt câu hỏi: “Tại sao các công ty đang hoạt động không thể sáng tạo như những công ty khởi nghiệp?”
Sau đây là những lý do, mà quan trọng hơn là bởi các công ty khởi nghiệp có thể làm được bất cứ điều gì, trong khi những công ty đang hoạt động chỉ được làm những điều đúng với pháp luật.
Những công ty khởi nghiệp có thể làm được mọi thứ
Một trong những ưu điểm lớn của các khởi nghiệp cũng chính là yếu điểm ban đầu của họ. Từ những ngày đầu, các khởi nghiệp sẽ không có mô hình kinh doanh và cũng không có thị phần cần bảo vệ.
Nhân viên và các nhà đầu tư không lo lắng về doanh thu lúc này, họ có chọn mô hình kinh doanh như thế nào cũng không làm phiền phức khách hàng, đối tác và các kênh phân phối.
Tuy nhiên, chính những yếu điểm này chính là lợi thế vượt trội cho công ty khởi nghiệp. Những công ty khởi nghiệp có thể thử nghiệm được nhiều ý tưởng và mô hình khác nhau tùy thích, thậm chí có thể là những ý tưởng táo bạo và bất hợp pháp.
Mặc dù các điều luật được đặt ra để bảo vệ sự an toàn cho người tiêu dùng, nhưng đôi khi các công ty lớn lại sử dụng chúng như một rào cản pháp lý ngáng đường các công ty nhỏ mới tham gia thị trường.
Trong thực tế các công ty lớn cũng sử dụng những chiêu thức pháp lý để dập tắt sự cạnh tranh của đối thủ.
Trong quá khứ, những hàng rào luật pháp ngăn cản sự ra đời của các công ty mới. Các nhà đầu tư ngày nay nhận thấy những điều luật khắt khe làm giảm tính cạnh tranh của những công ty nhỏ, trong khi họ có những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời, giúp khách hàng không bị kẹt vào những công ty lớn chỉ mải mê kiếm tiền bằng cách cung cấp những dịch vụ tương tự nhưng tốt hơn và rẻ hơn.
Các nhà đầu tư ngày nay cảm thấy thoải mái khi rót vốn mạo hiểm vào các công ty nhỏ nhưng định hướng mình theo các ngành công nghiệp lớn. Sau đây là một số ví dụ rõ ràng nhất.
Uber. Giá trị hiện tại là hơn 70 tỷ USD. Khi bắt đầu dịch vụ chia sẻ phương tiện, ý tưởng này của họ vi phạm pháp luật trong hầu hết các điều khoản pháp lý.
Những điều khoản ràng buộc các hãng taxi truyền thống và dịch vụ tương tự đảm bảo vận hành đúng luật, đều được Uber bỏ qua và họ cải tạo lại giao thông đô thị bằng dịch vụ đầy tiện ích của mình.
Tính đến hôm nay, thành phố New York có 13.578 chiếc taxi vàng đặc trưng, nhưng có hơn 50.000 chiếc xe hơi của Uber và Lyft.
Paypal. Được eBay mua lại sau ba năm thành lập với giá 1,5 tỷ USD để trở thành dịch vụ gửi nhận tiền chính của trang eBay.
Các ngân hàng truyền thống phản đối với lý do Paypal là một ngân hàng trực tuyến không được kiểm soát, nhưng sau đó chính quyền và bang và liên bang đã nhanh chóng ra các điều luật để kiểm soát các loại hình ngân hàng và các ngân hàng đang hoạt động buộc phải đăng ký lại hồ sơ ở từng tiểu bang.
Airbnb. Hiện tại được định giá 31 tỷ USD, cho phép người dân sử dụng nhà hay căn hộ của họ làm nơi lưu trú cho khách du lịch.
Không ngạc nhiên khi Airbnb vi phạm các điều luật về khách sạn ở nhiều thành phố và các quốc gia khác nhau, bởi du khách không phải trả tiền thuế cho dịch vụ khách sạn.
Mỗi đêm của du khách ở nhà người dân với Airbnb là mỗi đêm thất thu với những khách sạn xây sẵn có hàng loạt phòng.
Tesla. Có giá trị được định ở mức 50 tỷ USD, bán xe hơi trực tiếp qua hệ thống phân phối của riêng mình. Để bảo vệ các đại lý ô tô, từ năm 1920 trên hầu hết các tiểu bang, việc nhà sản xuất tự bán xe của mình là không đúng luật.
Bởi vì Tesla cho rằng các đại lý sẽ không có đủ phụ tùng cho xe điện, nên họ tự phân phối lấy xe của mình.
Quang Niên (Theo steveblank)