Cả nước có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, cả nước hiện có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bùng cháy ngọn lửa khởi nghiệp sáng tạo
Phát biểu tại Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2017 (Techfest), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho hay, đây là năm thứ 3 đơn vị này tổ chức ngày hội kết nối cộng đồng khởi nghiệp của quốc gia với quy mô quốc tế-nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, trình diễn sản phẩm, dịch vụ và kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư.
Lần đầu tổ chức vào năm 2015, Techfest thu hút được hon 1.000 lượt khách tham dự, trong đó có hơn 50 nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm và các cơ sở ươm tạo trong nước và quốc tế, hơn 50 doanh nghiệp khởi nghiệp. Tới năm 2016, Techfest được tổ chức với quy mô lớn hơn, gấp đôi cả về số cá nhân và quỹ đầu tư tham gia và đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với cộng đồng khởi nghiệp ở Việt Nam và khu vực.
Techfest 2017 dự kiến thu hút từ 4.000 – 4.500 người tham dự, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, 130 nhà đầu tư và quỹ đầu tư quốc tế, 80 doanh nghiệp cùng các tập đoàn kinh tế lớn và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, từ những ngọn đuốc được thắp sáng tại Lễ khai mạc Techfest 2016, ngọn lửa của tinh thần khởi nghiệp sáng tạo đã bùng cháy và ngày càng lan rộng khắp Việt Nam và kết nối ngày cảng sâu rộng với cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo quốc tế.
Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng chỉ ra rằng, năm 2016 và 2017, hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam diễn ra rất sôi động. Chỉ tính riêng 5 thương vụ kêu gọi vốn thành công nhất đã có tổng giá trị lên đến hơn 50 triệu USD (Momo-28 triệu USD, F88 – 10 triệu USD, Got It! – hơn 9 triệu USD, Vntrip.vn – 3 triệu USD, Toong- 1 triệu USD ). Mới nhất là doanh nghiệp Foody – mạng xã hội về ẩm thực – đã được SEA mua lại hơn 82% cổ phần với giá hơn 64 triệu USD, được coi là khoản đầu tư lớn nhất trong năm 2017 tính đến thời điểm hiện tại. Những dòng tiền lớn đã và đang chảy vào start-up Việt.
Bên cạnh đó, đã có hơn 900 dự án khởi nghiệp được ươm tạo với 300 sản phẩm khởi nghiệp đã được kết nối đến với cộng đồng và các quỹ đầu tư. Hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã có hoạt động tại Việt Nam, điển hình là IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 Startups…, tăng khoảng 30 % so với năm 2016. Hiện tại đã có 24 cơ sở ươm tạo (BI), 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA). Nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp được hình thành như “Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,” chương trình “Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam”…
Những con số ấn tượng này đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Đây là kết quả của sự chủ động, vào cuộc tích cực của Bộ Khoa học và Công nghệ và sự tham gia, hưởng ứng mạnh mẽ của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội cũng như các hiệp hội trên cả nước sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động Năm Quốc gia khởi nghiệp. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ sau một năm triển khai Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 mà Thủ tướng đã giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
Chung sức vì cộng đồng khởi nghiệp
Phát biểu tại Techfest, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định chi nhận những bước phát triển trong hoạt động đổi mới sáng tạo, song ông nhấn mạnh đây chỉ là bước ban đầu.
Lãnh đạo Chính phủ cũng nhắn nhủ, “chúng ta đừng sợ khi các quỹ đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thì sẽ mất cơ hội, chất xám, công nghệ hay chuyện các start-up bán lại cho đối tác… Bởi lẽ, chúng ta đang cùng một sân chơi chung. Việt Nam chào đòn các nhà đầu tư, đào tạo, nhà khoa học quốc tế vào Việt Nam, chung tay để đổi mới sáng tạo phát triển mạnh và bền vững hơn.”
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho hay, với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao làm đầu mối triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844), một năm qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đã phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương để cùng thúc đẩy sự phát triển của phong trào khởi nghiệp sáng tạo.
Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp đã cùng phối hợp, xây dựng và triển khai các chương trình, Đề án, hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhiều địa phương đã ban hành các kế hoạch triển khai Đề án 844 của Trung ương..
Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác quốc tế để hỗ trợ khởi nghiệp cũng diễn ra rất sôi động thông qua nhiều hình thức như Diễn đàn khởi nghiệp APEC (APEC Startup Forum) dược tổ chức vào tháng Chín tại thành phố Hồ Chí Minh. Mới đây, trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã phối hợp tổ chức sự kiện trinh diễn về Đổi mới sáng tạo, đồng thời công bố Chương trình quan hệ đối tác về đổi mới sáng tạo Australia – Việt Nam…
Vẫn theo người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ, trong năm 2017, hành lang pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng đã được hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong đó, có nhiều quy định mới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo).
Hiện ở Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các nhà đầu tư cá nhân đều có sự tăng trưởng cao. Hơn 40 quỹ đẩu tư mạo hiểm đã có những hoạt động, điển hình là IDG Ventures, CyberAgent Ventures, Captii Ventures, Gobi Partners, 500 Startups… Cùng lúc, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã tham gia thành lập các quỹ đầu tư: Quỹ Sáng tạo CMC, FPT Ventures, Viettel Venture, hay Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) hoạt động với 4 nhà đầu tư chính là FPT, Dragon Capital Group, Tập đoàn Hanwha (Hàn Quốc) và Công ty cồ phan Chứng khoán BIDV). VP Bank cũng đã quyết định hỗ trợ hơn 1 tỷ USD cho hoạt động khởi nghiệp.
Về tồ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp, trong số 24 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tô chức thúc đẩy kinh doanh (BA), có một số tên tuổi tiêu biểu như Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao Hoà Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội… Ở khu vực tư nhân phải kể đến những cái tên như Vietnam Silicon Valley, Topica Founder Institute, VIISA… với việc gây dựng thành công một số doanh nghiệp điển hình như Lozi, Wisepass…
Tuy đã đạt được một số thành tựu, song Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhận định khó khăn đang còn ở phía trước vì Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, nguồn lực đầu tư giáo dục khởi nghiệp, cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ là nguồn của khởi nghiệp sáng tạo còn hạn chế.
Ông cũng cho biết, hành lang pháp lý để hỗ trợ khởi nghiệp cần tiếp tục được hoàn thiện thông qua các chính sách ưu đãi thuê cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nới lỏng thủ tục hành chính, báo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư… Cùng lúc, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp cần tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn, tập trung hỗ trợ cho sinh viên để hình thành, nuôi dưỡng và hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo.
“Bên cạnh đó, văn hóa khởi nghiệp, văn hóa đổi mới sáng tạo cần được phát triển, lan tỏa để khuyến khích các bạn trẻ có tư duy sáng tạo bắt tay vào hành động, dám chấp nhận rủi ro, thất bại để từ đó biến ước mơ của mình thành hiện thực,” Bộ trưởng Chu Ngọc Anh chốt lại./.
Yến Thủy – Vietnamplus