Đến nay, Quỹ đầu tư 500 Startups Vietnam đã thực hiện 15 khoản đầu tư mới tại Việt Nam trong năm 2020, nâng danh mục đầu tư của mình lên hơn 70 công ty.

Ra mắt vào năm 2019, chương trình Tăng tốc khởi nghiệp Saola của Quỹ đầu tư 500 Startups đã rót vốn vào 17 công ty khởi nghiệp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ tài chính (fintech), công nghệ giáo dục (edtech) và thương mại điện tử.

Đến nay, Quỹ đầu tư 500 Startups Vietnam đã thực hiện 15 khoản đầu tư mới tại Việt Nam trong năm 2020, nâng danh mục đầu tư của mình lên hơn 70 công ty.

“Với cơ cấu dân số trẻ, lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đồng thời Việt Nam cũng là một quốc gia hấp dẫn giới đầu tư kể từ hiện tượng Flappy Bird nổi lên trong năm 2014”, một đối tác của 500 Startups cho biết.

Hiện tại, 500 Startups cũng đang hỗ trợ một số công ty thương mại điện tử và ứng dụng nhắn tin ở Việt Nam thông qua một quỹ khác tại thị trường Đông Nam Á.

Theo ông Trần Bình – nhà đồng sáng lập công ty Klout Inc, có rất nhiều yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Việt Nam. Cụ thể là lực lượng lao động công nghệ cao giá rẻ, các kỹ sư và lập trình viên có thể xây dựng và phát triển những sản phẩm tương tự như nhiều đồng nghiệp khác ở thung lũng Silicon đang làm việc cho Google và Facebook.

Ông Eddie Thai – Giám đốc Qũy đầu tư 500 Startups tại Việt Nam chia sẻ: “Trong 5 năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ đã phát triển nhanh hơn cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Và Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa”.

Được biết, 9 startup Việt Nam được quỹ 500 Startups rót vốn gồm: Bizzi (số hóa quản lý dòng tiền); CoolMate (tủ quần áo kĩ thuật số); CricketOne (nuôi dế trong container); PI Exchange (dịch vụ học máy); ProShark (đào tạo nhân sự); Staple (nền tảng thu thập dữ liệu cho AI tài chính); TradingFoe (nền tảng kết nối DN xuất nhập khẩu); Tribee (ứng dụng giúp công ty kết nối nhân viên) và Voiz (nền tảng cung cấp sách nói).

Bizzi được biết đến là một startup tự động hóa tài khoản thanh toán thông minh giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tuân thủ quy định và số hóa hơn nữa việc quản lý dòng tiền của họ.

CoolMate là startup cung cấp “tủ quần áo kỹ thuật số” giúp nam giới mua các mặt hàng thời trang thiết yếu hàng ngày bằng cách đặt hàng tối đa 10 mặt hàng như áo phông và tất với giá dưới 20 USD.

Cricket One là startup nuôi dế và tuyên bố có năng lực sản xuất lớn nhất thế giới.

PI Exchange là công ty khởi nghiệp giúp các công ty xây dựng và vận hành các mô hình học máy mà không cần các nhà khoa học dữ liệu.

ProSpark là nền tảng để đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động Đông Nam Á, tập trung vào việc làm cho việc đào tạo của công ty trở nên thú vị và dễ tiếp cận.

Staple là nền tảng thu thập dữ liệu AI dành cho tài chính, ngân hàng và chăm sóc sức khỏe có thể xử lý các tài liệu ở nhiều định dạng, bố cục, ngôn ngữ và trích xuất thông tin trong vòng vài giây.

TradingFoe là nền tảng kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp các nhà xuất nhập khẩu ở Đông Nam Á và các nước Bắc Âu tìm được các đối tác thương mại phù hợp và tiếp cận với nguồn tài chính và bảo hiểm.

Tribee thì giúp các công ty hiểu, khen thưởng và kết nối với nhân viên.

Voiz là ứng dụng cung cấp sách nói và podcast có bản quyền và chất lượng tại Việt Nam.

Đến nay, Quỹ đầu tư 500 Startups Vietnam đã thực hiện 15 khoản đầu tư mới tại Việt Nam trong năm 2020, nâng danh mục đầu tư của mình lên hơn 70 công ty.