10 lý do khiến bạn sẽ không bao giờ trở thành triệu phú
Những người giàu có không phải lúc nào cũng sinh ra đã là người giàu. Hầu hết dành cuộc đời mình để gây dựng gia tài bằng cách làm việc chăm chỉ, chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm thật nhiều và đầu tư khôn ngoan. Nghe có vẻ là một chiến lược đơn giản, nhưng thực tế đa phần mọi người đều không phải triệu phú cho thấy nói vẫn dễ hơn làm.
Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu và tư vấn Spectrem Group, khoảng 10,4 triệu hộ gia đình ở Mỹ có từ 1 triệu USD tài sản có thể đầu tư, và vị thế của họ cũng đang dần nâng lên. Vì vậy, trở thành triệu phú không phải là điều không thể.
Hãy cùng tìm hiểu xem những lý do gì khiến bạn vẫn chưa thể gia nhập câu lạc bộ triệu phú.
Bạn đã chọn nhầm nghề
Tích lũy của cái bắt đầu bằng tháng lương đầu tiên của bạn, và một số nghề nghiệp có thể giúp bạn tiến nhanh hơn những người khác. Theo Báo cáo Của cải Thế giới của công ty tư vấn Capgemini, nhiều người giàu hiện nay làm việc trong ngành công nghệ, tài chính và y tế – những lĩnh vực thuộc danh sách các công việc tốt nhất trong tương lai. Các vị trí trong các ngành này thường được trả lương cao và luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn.
Ví dụ, một trong những công việc hàng đầu là nhân viên điều dưỡng, với mức lương trung bình là hơn 97.000 USD một năm. Ngược lại, một nhân viên tiếp thị và bán hàng tại nhà chỉ có thể kiếm được khoảng 20.700 USD một năm. Tất nhiên, nếu xét theo khoảng thời gian cũng như thói quen chi tiêu và tiết kiệm hợp lý, bạn vẫn có thể có một gia tài chỉ với đồng lương nhỏ. Nhưng thu nhập cao hơn rõ ràng có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn và nhanh hơn.
Bạn có thể làm gì?
Nếu bạn vẫn đang đi học, hãy tập trung vào một lĩnh vực hứa hẹn sẽ cho bạn một sự nghiệp sinh lời và biến bạn thành triệu phú. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng: Bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi nỗ lực làm việc trong cả phần đời còn lại nếu bạn thực sự yêu thích công việc mình lựa chọn.
Nếu bạn đã rời ghế nhà trường, bạn vẫn có thể học những kỹ năng để thăng tiến trong công việc cũng như tăng thu nhập qua các khóa học trực tuyến. Bạn cũng cần xem xét những cách bổ sung thu nhập khác.
Bạn không dám đầu tư vào thị trường chứng khoán
Tiền mặt giấu dưới gối hay gửi vào ngân hàng sẽ không theo kịp tốc độ lạm phát, chưa nói đến việc sẽ đẻ ra được 1 triệu USD. Để tối đa hóa lợi nhuận, bạn cần biết cách đầu tư tiền bạc một cách khôn ngoan. Trong nhiều trường hợp, điều đó có nghĩa là đầu tư vào chứng khoán.
Hãy xem xét phép tính sau: Theo Bankrate.com, lợi nhuận cao nhất bạn có thể kỳ vọng từ thị trường tiền tệ lúc này là 1.26%. Nếu bạn để riêng ra 10.000 USD và không bổ sung thêm khoản nào, sau 10 năm, với lãi kép hàng tháng, bạn sẽ có tổng cộng khoảng 11.340 USD. Nhưng nếu bạn đầu tư 10.000 USD đó với mức lãi 6%, bạn sẽ kiếm được khoảng 18.200 USD, tức là nhiều hơn 6.860 USD.
Bạn có thể làm gì?
Không thể phủ nhận thị trường chứng khoán khá bấp bênh, và nỗi lo sợ của bạn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hành động can đảm và dấn thân cũng có ý nghĩa của nó. Trong dài hạn, cổ phiếu đã bứt phá và chứng minh nó là lựa chọn đầu tư đúng đắn để làm giàu.
Những khoản tiết kiệm hưu trí đặc biệt phù hợp để đầu tư chứng khoán. Với thời gian đầu tư dài, bạn sẽ có thời gian để phục hồi sau những cú vấp của thị trường.
Bạn không tiết kiệm đủ
Nếu bạn không tiết kiệm, bạn sẽ chẳng bao giờ làm giàu được. Thật khó để làm theo nguyên tắc rõ ràng (nhưng hay bị bỏ qua) này. Dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng nếu tiêu xài hết, bạn cũng sẽ chẳng còn gì.
Bạn có thể làm gì?
Hãy bắt đầu tiết kiệm càng sớm càng tốt. Bạn càng sớm tiết kiệm bao nhiêu thì bạn càng ít phải tiết kiệm bấy nhiêu. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ tuổi 35, bạn sẽ cần dành ra 671 USD mỗi tháng để thu được 1 triệu USD vào năm 65 tuổi, với giả định là bạn có lãi thu nhập là 8% một năm. Nếu bạn chờ đợi đến tận 45 tuổi mới tiết kiệm, bạn sẽ phải để riêng 1.698 USD mỗi tháng để có 1 triệu USD sau 20 năm.
Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm như thế nào? Trước tiên, bạn cần lập ngân sách. Hãy viết ra tất cả các khoản chi tiêu để xem tiền của bạn đang đi về đâu. Sau đó, bạn sẽ biết được mình có thể cắt giảm chi phí và tiết kiệm ở chỗ nào. Bất kỳ khoản tiết kiệm nào, dù nhỏ nhặt cũng là một khởi đầu tốt. Và bất cứ khi bạn nhận tiền thưởng hay thu nhập phụ – ví dụ như sau khi bán một số đồ đạc hay nhận được một món quà sinh nhật đắt giá – hãy thêm chúng vào khoản tiết kiệm trước khi có thời gian nghĩ ra bạn sẽ làm gì với chúng.
Bạn vung tay quá trán
Chi tiêu nhiều hơn những gì bạn kiếm được sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần rất nguy hiểm. On the bright side, you won’t be in there alone: Theo Quỹ tư vấn tín dụng quốc gia, khoảng 1/3 số hộ gia đình ở MỸ phải gánh nợ tín dụng từ tháng này qua tháng khác. Số liệu của công ty nghiên cứu tài chính ValuePenguin cho thấy khoản nợ thẻ tín dụng trung bình của các hộ gia đình này là 16.048 USD.
Bạn có thể làm gì?
Một lần nữa, bạn cần lập ngân sách để bảo đảm bạn kiếm được nhiều tiền hơn là tiêu tiền. Tín dụng dễ dàng khiến bạn nghĩ bạn có thể chi trả nhiều hơn thực tế. Nhưng, như Knight Kiplinger đã chỉ ra, “rào cản lớn nhất để làm giàu chính là sống như người giàu trước khi bạn thực sự giàu.”
Ngay cả khi đã giàu, bạn vẫn nên sống như thể bạn chưa giàu. Theo khảo sát về của cái và giá trị của U.S. Trust, đa phần các triệu phú không nghĩ là họ “giàu”. Nếu bạn không nghĩ rằng mình đã giàu, và vẫn duy trì lối tiêu pha vừa phải ngay cả khi thu nhập và khoản tiết kiệm của bạn đã tăng lên, bạn có thể dành ra nhiều tiền hơn cho những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà không cảm thấy bớt thoải mái.
Bạn không coi trọng giá trị của những đồng bạc lẻ
Không phải là bạn nên tìm xem có đồng tiền lẻ nào rơi rớt dưới ghế sofa hay không. Thay vào đó, cắt giảm những chi phí nhỏ nhặt – như phụ phí tính thêm cho hành lý khi đi máy bay, đóng tiền phạt khi thanh toán hóa đơn chậm trễ hay rút tiền ở ATM của ngân hàng khác – sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể.
Các chi phí đầu tư liên quan tới các quỹ tương hỗ hay quỹ hưu trí tư nhân có thể khiến bạn tổn thất khá nhiều. Ví dụ, giả sử bạn đang có 25.000 USD tiết kiệm trong quỹ hưu trí tư nhân với lãi suất trung bình 7% một năm. Nếu bạn trả các loại chi phí với tỷ lệ 0,5% một năm, tài khoản của bạn sau 35 năm sẽ là 227.000 USD. Nhưng nếu phụ phí tăng thành 1,5% một năm, số tiền bạn thu về sau 35 năm sẽ chỉ còn là 163.000 USD.
Bạn có thể làm gì?
Hãy chú ý tránh các loại phụ phí. Bạn có thể tiết kiệm phụ thu hành lý bằng cách chỉ đóng gói ít đồ đạc mang theo và chỉ mang hành lý xách tay, hoặc chọn hãng hàng không như Southwest Airlines cho phép bạn gửi miễn phí 2 túi hành lý. Nếu bạn thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn, hãy đề nghị công ty phát hành bỏ thu phí phạt. Những khách hàng lâu năm thường xuyên thanh toán đúng hạn hay được nhận ưu đãi này một lần.
Bạn có thể chọn các quỹ tương hỗ chi phí thấp để giảm chi phí đầu. Đồng thời, bạn cũng nên cân nhắc nói chuyện với chủ lao động về khả năng hạ các khoản phí của quỹ hưu trí.
Bạn đang ngập trong nợ
Nợ nần là một mối nguy hiểm với sức khỏe tài chính của bạn. Nếu bạn đang liên tục phải trả hóa đơn thẻ tín dụng và làm tăng lãi suất, bạn không thể có nổi một cơ hội tiết kiệm tiền.
Nhưng không phải tất cả các khoản nợ đều xấu. Vay tiền để đi học, để được đào tạo chuyên nghiệp hay khởi nghiệp đều có thể thúc đẩy sự nghiệp và tiềm năng thu nhập của bạn. Đặc biệt là trong một môi trường lãi suất thấp, khoản đầu tư này rất có giá trị.
Bạn có thể làm gì?
Nếu bạn đang gặp rắc rối nợ nần, hãy lập ra một kế hoạch trả nợ thật chắc chắn. Một chiến lược là hãy trả hết nợ với lãi suất cao trước. Càng sớm làm vậy, bạn càng tiết kiệm được tiền lãi. Một chiến lược khác là trả hết các khoản nợ nhỏ lẻ trước để cảm thấy an tâm hơn và có động lực để tiếp tục.
Nếu bạn đang cân nhắc thực hiện những khoản vay mới – để đi học hay chuẩn bị mở công ty – hãy chắc chắn bạn hiểu rõ các điều khoản, bao gồm lãi suất và các yêu cầu trả nợ chi tiết để biết đó có phải là quyết định đúng đắn hay không.
Bạn bỏ bê sức khỏe của mình
Bạn cần làm việc để kiếm tiền, và bạn cần có sức khỏe để làm việc. Người giàu hiểu điều đó, và 98% trong số họ coi sức khỏe là tài sản quan trọng nhất.
Bạn có thể làm gì?
Hãy chăm sóc cho bản thân – nhưng đừng vung tay quá trán. Bạn có thể tận dụng các chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí mà chủ lao động cung cấp, cũng như các dịch vụ chăm sóc phòng bệnh miễn phí của chính phủm như sàng lọc huyết áp, tầm soát ung thư vú ở phụ nữ trên 40 tuổi hay tiêm phòng định kỳ cho trẻ em. Bạn cũng nên bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc hay uống nhiều rượu.
Bạn không có ngân sách chi tiêu
Nếu không có ngân sách, bạn sẽ chẳng biết được mình đang tiêu tiền như thế nào. Hướng tới những mục tiêu tài chính, như tiết kiệm để đi du lịch, mua nhà hay chuẩn bị cho nghỉ hưu là rất khó thực hiện nếu bạn không có một kế hoạch rõ ràng và chu đáo.
Bạn có thể làm gì?
Hãy làm những gì đa số triệu phú làm: Thiết lập một ngân sách. Biết được tiền của bạn đang đi về đầu sẽ giúp bạn tìm ra cách tiết kiệm được nhiều hơn. Hãy lấy giấy bút và máy tính ra để tính toán các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn.
Hoặc dùng các ứng dụng quản lý tài chính kỹ thuật số để kiểm soát việc chi tiêu của mình. Ngân hàng hay công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn cũng có thể sẽ đưa ra những công cụ tương tự để giúp bạn phân tích thói quen chi tiêu.
Bạn trả thuế quá nhiều
Bạn đã nhận được khoản hoàn thuế nào trong năm nay chưa? Nhận được khoản tiền đó có vẻ là một chuyện tốt. Nhưng ý nghĩa thực sự của chuyện đó là bạn đã cho chính phủ vay tiền mà chẳng tính chút lãi nào.
Bạn có thể làm gì?
Hãy điều chỉnh khoản thuế giữ lại của bạn. Nếu bạn nhận được tiền hoàn thuế là 3.000 USD, liệt kê thêm ba khoản phụ cấp trên mẫu hoàn thuế có thể giúp bạn nhận được thêm 250 USD nữa. Số tiền tăng thêm này có thể được dùng để đầu tư vào cổ phiếu hay gửi vào tài khoản sinh lãi và sẽ xuất hiện trong phiếu lương tháng tới của bạn.
Bản thân số tiền đó không giúp bạn thành triệu phú, nhưng cân nhắc cẩn thận tiền thuế là một việc quan trọng để gia tăng và duy trì của cải cho bạn. Thực tế, 55% các nhà đầu tư có lợi nhuận ròng cao đều ưu tiên giảm thiểu tiền thuế khi ra các quyết định đầu tư. Một vài chiến lược kế hoạch thuế thông minh bạn có thể cân nhắc như sau: chọn các tài khoản tiết kiệm hưu trí hoãn thuế phù hợp và nắm giữ các khoản đầu tư đủ lâu để có đủ điều kiện hưởng mức thuế thấp hơn cho thu nhập vốn đầu tư dài hạn.
Bạn thiếu mục đích sống
Cuộc sống có nhiều thứ khác ngoài tiền, và người giàu hiểu rõ điều này. Theo U.S. Trust, 94% triệu phú cho biết họ có định hướng mục tiêu rõ rệt trong cuộc sống. “Bất kể mục tiêu hay phương hướng là gì – gia đình, những gì họ để lại cho con cháu, làm từ thiện hay đỡ đầu một doanh nghiệp – khi biết mục đích sống, họ đạt được sự trưởng thành về cảm xúc để tập trung vào mục đích đó và ra những quyết định dựa trên những điều quan trọng nhất với họ”, Paul Stavig, giám đốc quản lý kiêm chiến lược gia của cải của U.S. Trust cho biết.
Bạn có thể làm gì?
Tất cả các tôn giáo và triết lý đều tìm cách giúp con người tìm ra mục đích sống của họ trong đời. Hãy chú ý rằng một mục đích rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực để kiếm tiền và tiết kiệm tiền nhiều hơn. Thực tế là 76% triệu phú nhận ra rằng tiền cho bạn cơ hội tạo ra sự thay đổi và hoàn thành những mục tiêu trong đời.