Tiếp nối phần 1, bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn 5 phương pháp khác tạo yếu tố viral trong sản phẩm mà bạn có thể áp dụng.

5. Artifacts Shared on Social (tạm dịch Chia sẻ nội dung trên Mạng xã hội)

Sản phẩm của bạn tạo ra những nội dung có thể được chia sẻ bằng tay hoặc tự động trên mạng xã hội. Người dùng tính năng thích những nội dung đó và click vào, rồi được chuyển tới sản phẩm của bạn.

Với một sản phẩm dùng nội dung để tạo khách hàng (User-Generated Content), tồn tại một cách tạo tính viral còn mạnh hơn việc đính kèm (Embeds) nội dung: đó là chia sẻ trên mạng xã hội. Nếu sản phẩm của bạn tạo ra những nội dung cực kì độc đáo, người dùng sẽ có xu hướng chia sẻ nó trên mạng xã hội, đồng thời qua đó chia sẻ về sản phẩm của bạn tới network của họ. Những ví dụ thành công nhất trong phân khúc này là những nội dung được chia sẻ tự động trên các mạng xã hội.

Nguồn ảnh: Internet

Một ví dụ điển hình là Instagram. Instagram sở hữu tính năng chỉnh ảnh, lồng ghép những filter đẹp làm tăng tính nghệ thuật và sức hút cho những bức ảnh của bạn. Những bức ảnh này thường được chia sẻ tự động trên Facebook và Twitter, kèm một đường link tới Instagram. Nếu bạn thấy bạn mình có một bức ảnh đầy tính nghệ thuật, bạn có lẽ sẽ muốn tìm hiểu làm sao để có một bức ảnh như vậy, và có thể sẽ cài đặt Instagram sau đó.

Nguồn ảnh: Dreamstime

Một cách khác để thu hút sự chú ý về sản phẩm của bạn là sử dụng Watermark (tạm dịch Hình mờ). Nếu sản phẩm của bạn tạo nên những hình ảnh hoặc video độc đáo, hãy chèn Watermark lên đó để mọi người biết rằng chúng được tạo ra từ đâu. Tuy nhiên, cách làm này lại không được hiệu quả như việc chia sẻ trên mạng xã hội, bởi Watermark không trực tiếp dẫn link đến sản phẩm của bạn.

6. Artifacts Shared via Messaging (tạm dịch Chia sẻ nội dung qua Tin nhắn)

Khác với việc chia sẻ nội dung qua mạng xã hội, sản phẩm của bạn có thể tạo những nội dung hay URL (đường link) được chia sẻ qua tin nhắn. Sản phẩm của bạn mang lại những trải nghiệm đắt giá xung quanh những thông tin được chia sẻ.

Ví dụ, Lyft là một ứng dụng kết nối di chuyển khá giống Grab và Uber. Lyft có một tính năng cho phép người dùng gửi tin nhắn xác định vị trí (Location) của mình cùng thời gian ước lượng đến nơi (ETA – Estimated Time Arrival) cho người khác. Qua tin nhắn đó, Lyft đã truyền tải được thương hiệu của mình đến người nhận được tin nhắn, và họ rất có thể sẽ sử dụng dịch vụ của Lyft trong tương lai khi họ có nhu cầu tương tự bạn mình.

7. Signatures (Chữ ký)

Nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm hỗ trợ gửi một loại tin nhắn/mail nào đó, bạn có thể đính kèm một chữ ký thương hiệu của mình, để hướng người nhận tin nhắn/mail về sản phẩm của bạn.

Chữ ký thương hiệu là một cách hiệu quả để thông tin về sản phẩm của bạn được lan tỏa. Hotmail, một dịch vụ gửi và nhận mail, luôn đính kèm chữ ký thương hiệu của mình ở cuối mỗi mail họ gửi. Điều này đã giúp Hotmail tăng trưởng từ 20.000 user lên 1,5 triệu user trong vòng 4 tháng vào thời gian đầu của trang web.

Chữ ký thương hiệu của iPhone’s Mail. Nguồn ảnh: Internet

Một sản phẩm tương tự, cũng dùng chiến lược tương tự là Mailchimp. Hay, ứng dụng iPhone’s Mail cũng mặc định đính kèm câu “Sent from my iPhone” trong mail của mình. Mặc dù tính năng này có thể được tắt, nhưng đa phần người dùng chẳng muốn bỏ công làm vậy.

Nhược điểm rõ ràng của phương pháp Chữ ký thương hiệu là nó chỉ hiệu quả với những sản phẩm mà bản chất của nó là gửi tin nhắn hoặc mail cho nhiều người. Nhưng khi nó được áp dụng với những sản phẩm như vậy, thì hiệu ứng lan truyền (virality) là rất mạnh.

8. First Message sent on Existing Messaging Platform (tạm dịch Gửi tin nhắn đầu tiên qua một Nền tảng gửi tin nhắn sẵn có)

Sản phẩm của bạn có thể cung cấp một phương thức gửi tin nhắn mới, và bạn muốn khuyến khích người dùng mời bạn bè tham gia vào nền tảng mới này.

Có một nhóm các ứng dụng sẽ gửi tin nhắn tới bạn qua một nền tảng gửi tin nhắn đã có (như SMS hoặc email), và cố gắng thuyết phục bạn chuyển sang dùng nền tảng của họ. Một ví dụ của phương pháp này là GroupMe, một ứng dụng giúp bạn nhắn tin dễ dàng theo nhóm với bạn bè, đồng nghiệp, người thân,… Đầu tiên, GroupMe gửi một tin nhắn tới điện thoại của bạn qua SMS, kèm them đó là một lời giới thiệu bạn sử dụng và trải nghiệm đầy đủ sản phẩm của họ.

Những ứng dụng đặt chỗ như AirBnB hay VRBO cũng sẽ gửi mail tới các chủ nhà mỗi khi họ có thông báo, và lưu ý họ về việc sử dụng ứng dụng app của các sản phẩm này để có trải nghiệm sản phẩm tốt hơn. LinkedIn cũng tương tự: bạn nhận được thông báo qua mail về việc bạn nhận được tin nhắn, nhưng bạn được khuyến khích dùng app LinkedIn để hồi âm tin nhắn đó.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rủi ro của nó: Nếu tính năng nhắn tin/giao tiếp trên các nền tảng mới không thực sự tốt hơn những gì mà SMS hay mail đã có, người nhận được tin nhắn sẽ chỉ thấy tin nhắn đó là spam và phiền toái mà thôi.

9. Highly Visible Hardware (tạm dịch Sản phẩm có phần cứng nổi bật)

Các sản phẩm phần cứng được đặt tại những nơi dễ nhận biết đối với khách hàng tiềm năng.

 

Những sản phẩm phần cứng hoàn toàn có thể trở nên viral. Phương pháp này tập trung vào việc thiết kế phần cứng sao cho bắt mắt, và đặt chúng ở những nơi dễ nhận biết để thu hút khách hàng tiềm năng.

Camera ngoài trời của Nest Cam. Nguồn ảnh: Internet

Một ví dụ của phương pháp này là camera ngoài trời Nest Cam. Mọi người thường có một xu hướng tự nhiên là cảnh giác bởi những thứ hướng vào họ, và hướng sự tập trung của mình vào đó. Camera ngoài trời là một thứ như vậy. Và vì camera ngoài trời cũng thường được đặt ở những nơi dễ nhận biết, nên sẽ có rất nhiều người nhìn vào những chiếc camera đó mỗi ngày. Bằng việc tập trung vào thiết kế thu hút cho camera ngoài trời, Nest Cam tạo được rất nhiều ấn tượng trong mắt mọi người. Và khi những người đó muốn tìm một giải pháp an ninh, họ rất có thể sẽ nghĩ đến Nest Cam.

 

TỔNG KẾT

Có 9 phương pháp tạo viral cho sản phẩm tiêu dùng, bao gồm:

1. Two-sided Reward

2. Appeal to Vanity

3. Collaboration

4. Embeds

5. Social Artifacts

6. Messaging Artifacts

7. Signatures

8. First Message

9. Highly Visible Hardware

=> Điểm chung giữa các phương pháp tạo viral này là việc sản phẩm của bạn khuyến khích người dùng giới thiệu về sản phẩm, và từ đó khiến bạn bè của họ biết về sản phẩm, và tăng khả năng sử dụng sản phẩm.